Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 9 )


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được từ Hán Việt.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Tự sự

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện đúng nhất chủ đề của đoạn trích trên?

A. Thất bại là mẹ thành công

B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

C. Có công mài sắt có ngày nên kim

D. Thua keo này ta bày keo khác

Câu 3. Tại sao tác giả khuyên rằng “suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm”?

A. Vì để động viên những người đã gặp thất bại

B. Vì những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân

C. Vì để giúp họ tìm ra nguyên nhân và khắc phục thất bại

D. Vì những người thất bại thường hay bỏ cuộc

Câu 4. Dòng nào sau đây là các từ Hán Việt?

A. tích cực, học hỏi, thất bại, thành công

B. thất vọng, học hỏi, kinh nghiệm, chinh phục

C. thất vọng, thành công, tích cực, chinh phục

D. thất bại, thành công, kinh nghiệm, chinh phục

Câu 5. Theo em, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì?

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liên kết được sử dụng trong các câu văn “Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình”.

Câu 7. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 8. Thông điệp nào trong đoạn trích gây ấn tượng đối với em?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tử tế trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Thất bại là mẹ thành công

0,5 điểm

Câu 3

B. Vì những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân

0,5 điểm

Câu 4

D. thất bại, thành công, kinh nghiệm, chinh phục

0,5 điểm

Câu 5

HS trình bày ý hiểu của mình:

Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là: Khi thất bại không nản lòng, từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân; là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liên kết:

- Phép thế: những người thành công – họ

- Phép lặp: thất bại

→ Tác dụng: Tạo sự liên kết và mạch lạc cho đoạn văn. Nhằm nhấn mạnh về con đường của những người thành công: sự tích cực của thất bại.

1,0 điểm

Câu 7

Hs nêu tác dụng của việc trích dẫn dẫn chứng:

- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc.

- Khẳng định ai thành công cũng phải trải qua thất bại. Nhưng khi thất bại họ không gục ngã, bi quan mà luôn kiên trì cố gắng và họ đã thành công.

0,5 điểm

Câu 8

HS đưa ra thông điệp và giải thích phù hợp.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ý nghĩa của việc tử tế trong cuộc sống.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

Thân bài:

* Giải thích:

Sự tử tế: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

* Phân tích:

- Biểu hiện của người sống tử tế:

+ Sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

+ Sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực.

+ Lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng.

- Ý nghĩa của việc sống tử tế:

+ Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

+ Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

+ Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế.

* Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

* Phản đề:

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

Kết bài:

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi