Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 10 )


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được từ Hán Việt.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài thuyết minh

- Xác định được bố cục bài văn, quy tắc hoặc luật lệ.

Thông hiểu:

- Trình bày quy tắc hoặc luật lệ đó theo một trật tự hợp lí.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân để trình bày bài viết.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Danny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình”.

Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy thuộc vào chính bạn. Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn.

Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của bạn mà thôi. Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công.

Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể!

(George Matthew Adams – trích You can- Không gì là không thể, NXB Trẻ, 2019)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Đoạn trích trên bàn về chủ đề gì?

A. Lòng kiên trì

B. Sự cống hiến

C. Sự làm chủ cuộc sống

D. Giá trị của cuộc sống

Câu 3. Theo tác giả, giá trị của bản thân được đánh giá như thế nào?

A. Dựa trên tài sản cá nhân của mỗi người

B. Dựa trên những hành động hữu ích của mỗi người

C. Dựa vào công việc và thu nhập của công việc đó

D. Dựa vào sự nhìn nhận, đánh giá của những người xung quanh

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Với sự hi sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công”?
A. Liệt kê

B. So sánh

C. Điệp từ

D. Ẩn dụ

Câu 5. Em hiểu câu nói “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình” của Danny Kaye như thế nào?

Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy.

Câu 7. Em có đồng tình với ý kiến “Bạn chính là người làm chủ số phận của mình” không? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Mỗi vùng miền đều có những nét văn hóa độc đáo riêng. Em hãy thuyết minh về một trò chơi dân gian hoặc một lễ hội thể hiện những nét văn hóa độc đáo ở địa phương em.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

C. Sự làm chủ cuộc sống

0,5 điểm

Câu 3

B. Dựa trên những hành động hữu ích của mỗi người

0,5 điểm

Câu 4

A. Liệt kê

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu ý hiểu về câu nói của Danny Kaye:

- Mỗi người đều có đặc quyền làm chủ cuộc đời mình, có quyền quyết định cho bức tranh cuộc sống của mình.

- Cuộc sống trở nên tươi sáng hay u tối đều tùy thuộc vào những quyết định của từng người.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp so sánh: cuộc đời – doanh nghiệp

- Tác dụng: nhấn mạnh bạn là người làm chủ, giữ vai trò quyết định cuộc đời và số phận của bạn tùy theo khả năng và sở thích của bạn. Làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu ý kiến của mình và giải thích hợp lí:

Tham khảo:

Đồng tình vì: Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài giới thiệu được trò chơi. Thân bài triển khai được các quy tắc, luật lệ của trò chơi. Kết bài nêu cảm nghĩ của mình với trò chơi ấy.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh về một trò chơi dân gian hoặc lễ hội ở địa phương em.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

Giới thiệu về trò chơi hoặc lễ hội (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia,…)

Thân bài:

- Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi hoặc lễ hội.

- Nêu tác dụng của trò chơi hoặc lễ hội.

Kết bài:

Ý nghĩa của trò chơi hoặc lễ hội với cuộc sống con người.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi