Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 5 )


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự, bố cục, sự việc và nhân vật.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng hiểu biết về nhân vật lịch sử đó.

- Kể lại tuần tự sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử ấy.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về lịch sử, xã hội để hiểu được ý nghĩa của sự việc và suy nghĩ của người viết về sự việc được kể.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật sự việc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững” - Ramsey Clark.

Trung thực - ứng xử cao nhất của sự tôn trọng.

Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,... mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận trọn vẹn những giá trị của bản thân khi chưa tìm thấy sự bình an trong tâm hồn mình. Viên đá đầu tiên và cần thiết nhất của nền tảng đó là sự trung thực.

Vì sao tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế? Đó là bởi vì tôi đã phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân tôi. Tôi không phải là một kẻ hay nói dối, một kẻ tham lam, một tên trộm mà tôi chỉ thiếu tính trung thực mà thôi. Giống như nhiều người khác, tôi cũng quan niệm “Ai cũng thế cả mà”, một chút không trung thực không có gì là xấu cả. Tôi đã tự lừa dối mình. Dù muộn màng, nhưng rồi tôi cũng khám phá ra rằng không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường. Ngay sau đó, tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc. Đó là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời tôi.

(Theo Hal Urban, “Những bài học cuộc sống”)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Tự sự

Câu 2. Dấu chấm lửng được sử dụng câu văn “Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,... mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực” có tác dụng gì?

A. Tỏ ý vẫn còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết

B. Sử dụng với mục đích ngập ngừng, ngắt quãng trong câu

C. Dấu hiệu cho sự châm biếm, mỉa mai

D. Đoạn kéo dài của một loại âm thanh nào đó

Câu 3. Tại sao nhân vật tôi lại xem trọng tính trung thực đến thế?

A. Vì trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững

B. Vì trung thực - ứng xử cao nhất của sự tôn trọng

C. Vì phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân

D. Vì trung thực là một lựa chọn quan trọng làm thay đổi cuộc đời

Câu 4. Tác giả đã nêu lên khía cạnh nào của sự trung thực qua đoạn trích trên?

A. Giải thích thế nào là trung thực

B. Đề cao vai trò của sự trung thực

C. Đưa ra biện pháp để làm người trung thực

D. Nêu ra dẫn chứng về sự trung thực

Câu 5. Em hiểu câu nói của Ramsey Clark “Sự trung thực là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững” như thế nào?

Câu 6. Lựa chọn nào quan trọng làm thay đổi cuộc đời tác giả?

Câu 7. Vì sao tác giả lại cho rằng: Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,... mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực?

Câu 8. Thông điệp nào trong đoạn trích trên gây ấn tượng nhất với em?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Tỏ ý vẫn còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết

0,5 điểm

Câu 3

C. Vì phải mất một thời gian rất dài mới có thể nhận ra rằng sự trung thực chính là phần còn thiếu trong nỗ lực tìm kiếm sự thành công và hoàn thiện bản thân

0,5 điểm

Câu 4

B. Đề cao vai trò của sự trung thực

0,5 điểm

Câu 5

HS giải thích câu nói của Ramsey Clark:

Sự trung thực được hiểu là sự ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc; trái ngược với sự dối trá…

Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài và phát triển. Bởi vậy nó là nền tảng để tạo uy tín và niềm tin với người khác.

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu được lựa chọn của tác giả:

Tôi quyết định sẽ ngay thẳng, chính trực trong tất cả mọi việc.

0,5 điểm

Câu 7

HS giải thích:

– Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu,... là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công.

– “Nhưng vẫn chưa đủ” bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực, chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình..

→ Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công (đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc)

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu thông điệp mà mình thấy ấn tượng.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Mở bài giới thiệu được nhân vật lịch sử và sự việc hoặc câu chuyện liên quan. Thân bài triển khai được câu chuyện, sự việc. Kết bài nêu cảm nghĩ về nhân vật, sự việc và nêu bài học nhận thức, hành động.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật đó.

Thân bài:

- Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

Kết bài:

Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc đó.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi