Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 9 )


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

10

20

10

20

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự.

- Xác định bố cục bài văn, sự việc và nhân vật được kể lại.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng hiểu biết về nhân vật lịch sử đó.

- Kể lại tuần tự sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử ấy.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về lịch sử, xã hội để hiểu được ý nghĩa của sự việc và suy nghĩ của người viết về sự việc được kể.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật sự việc có liên quan đến nhân vật lịch sử đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHÚ GÀ THÔNG MINH

Ngày xưa có một chú gà trống rừng sống ở cạnh một làng. Đêm nào cũng vậy, suốt năm canh chú ta gáy rất đều đặn.

Một đêm, hổ đi kiếm mồi gặp gà rừng liền hỏi:

– Làm sao đêm nào mày cũng gào nhặng lên như sắp bị giết thịt thế? Mày chẳng cho ai ngủ yên cả.

– Chỉ có anh thì hay gầm gừ suốt đêm, chứ ai thèm gào. Tôi gáy để báo cho dân làng biết giờ giấc mà ngủ, mà dậy chứ!

– Đồ nhãi nhép, đừng có lên mặt dạy đời. Gáy te te chỉ tổ làm điếc tai, nhức óc mọi người. Tao lại xé xác mày bây giờ!

Đậu trên cành cao, gà rừng ung dung đáp:

Anh hổ ơi, sao anh lại nóng nảy thế? Anh dọa tôi cũng chẳng sợ đâu! Để yên tôi nói cho mà nghe. Này nhé, nếu tôi gáy một tiếng thì dân làng bảo nhau: hãy cứ ngủ đi, mới canh một; nếu tôi gáy thế này (gà lại gáy khẽ hai tiếng), dân làng biết là nửa đêm. Lúc tôi gáy lần thứ ba (gà vẫn cất giọng gáy khẽ ba tiếng), nhân dân đều dậy nấu cơm. Nếu tôi gáy như thế này (gà rừng bỗng gáy to liên tiếp) thì người ta biết là trời đã sáng rõ phải dậy đi làm.

Dân trong làng lúc ấy đang ngủ, nghe tiếng gà gáy canh tư vội vàng gọi nhau dậy. Nhìn vào ven rừng, thấy hổ đang lăm le định vồ con gà quý hóa của họ, mọi người mang gậy gộc xông ra, bao vây đánh chết tươi con hổ độc ác.

(Chú gà thông minh – TruyenDanGian.Com)

Câu 1. Truyện ngụ ngôn “Chú gà thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

Câu 2. Truyện ngụ ngôn kể về vấn đề gì?

A. Sự thông minh của chú gà

B. Lí giải tiếng gáy của chú gà

C. Giải thích cái chết của hổ

D. Chuyện đi kiếm mồi của hổ

Câu 3. Theo gà rừng, gà gáy để làm gì?

A. Gáy để đánh thức hổ

B. Gáy để báo giờ giấc cho dân làng

C. Gáy vì bị giết thịt

D. Gáy để tạo âm thanh vui nhộn cho dân làng

Câu 4. Thái độ của gà rừng với hổ như thế nào?

A. Ngang bướng, kiêu ngạo

B. Rụt rè, sợ sệt

C. Cứng rắn, không khuất phục

D. Hòa đồng, nhẹ nhàng

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong lời nói của gà rừng “Này nhé, nếu tôi gáy một tiếng thì dân làng bảo nhau: hãy cứ ngủ đi, mới canh một; nếu tôi gáy thế này (gà lại gáy khẽ hai tiếng), dân làng biết là nửa đêm. Lúc tôi gáy lần thứ ba (gà vẫn cất giọng gáy khẽ ba tiếng), nhân dân đều dậy nấu cơm. Nếu tôi gáy như thế này (gà rừng bỗng gáy to liên tiếp) thì người ta biết là trời đã sáng rõ phải dậy đi làm”.

Câu 6. Trí thông minh của gà rừng được thể hiện như thế nào?

Câu 7. Em có nhận xét gì về kết cục của con hổ?

Câu 8. Truyện ngụ ngôn “Chú gà thông minh” đã để lại cho em bài học gì? Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em ngưỡng mộ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 2

A. Sự thông minh của chú gà

0,5 điểm

Câu 3

B. Gáy để báo giờ giấc cho dân làng

0,5 điểm

Câu 4

C. Cứng rắn, không khuất phục

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp điệp ngữ: nếu tôi gáy…

- Tác dụng: Chỉ ra tiếng gáy của con gà rừng, nhấn mạnh trí thông minh của gà và làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra trí thông minh của gà rừng:

Trí thông minh của gà rừng được thể hiện qua tiếng gáy. Nhờ đó mà dân làng thức dậy, phát hiện con hổ và đánh chết nó.

0,5 điểm

Câu 7

HS nhận xét về cái kết của con hổ:

Cái kết của con hổ là hoàn toàn xứng đáng với sự kiêu ngạo và độc ác của nó.

0,5 điểm

Câu 8

HS chỉ ra bài học và giải thích:

Đứng trước kẻ mạnh, phải thật bình tĩnh và mưu trí mới có thể giành chiến thắng.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

Mở bài giới thiệu được nhân vật lịch sử và sự việc hoặc câu chuyện liên quan. Thân bài triển khai được câu chuyện, sự việc. Kết bài nêu cảm nghĩ về nhân vật, sự việc và nêu bài học nhận thức, hành động.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử.

- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật đó.

Thân bài:

- Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

Kết bài:

Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc đó.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi