Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 6 )


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHUỘT NHÀ VÀ CHUỘT ĐỒNG

Chuột Nhà và Chuột Đồng là bạn thân của nhau. Chuột Đồng sống ở nông thôn, ngày ngày ra đồng ăn thóc, cuộc sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chuột Nhà sống trong một hốc tường của một gia đình giàu có ở thành phố. Khi chủ nhà đi vắng, Chuột Nhà chạy ra trộm thức ăn: nào là đỗ, thóc, pho mát, mật ong,… Cuộc sống của Chuột Nhà cực kì sung sướng.

Một hôm, Chuột Đồng mời Chuột Nhà đến ăn giỗ. Chuột Nhà diện lễ phục đến chốn đồng quê dự tiệc. Chuột Đồng mang đại mạch và thóc mà mình dự trữ được ra đãi khách. Chuột Nhà vừa ăn đại mạch và thóc vừa bảo Chuột Đồng:

– Bạn thân mến ơi, bạn sống như một con kiến tầm thường vậy. Còn chỗ tôi thì có bao nhiêu là thứ ngon. Bạn hãy lên thành phố hưởng thụ với tôi.

Nghe bùi tai, thế là Chuột Đồng theo Chuột Nhà lên thành phố sinh sống. Trong bếp nhà chủ của Chuột Nhà, Chuột Đồng thấy có đỗ, thóc, lại còn có cả pho mát, mật ong,… Nó thèm đến nỗi nước miếng cứ chảy ra ròng ròng.

Không ngờ Chuột Nhà lại có lắm cái ăn như vậy, nó rất ngưỡng mộ Chuột Nhà. Khi chúng đang chuẩn bị đánh chén thì có tiếng người mở cửa bếp. Chuột Nhà nhát gan, nghe thấy tiếng động liền ba chân bốn cẳng chui tọt vào hang.

– Chủ nhà đấy! Chạy mau đi!

Cả hai con chuột chạy như bay. Khi xung quanh yên tĩnh trở lại chúng mới dám chui ra. Vừa định cầm miếng pho mát lên thì lại có người mở cửa tiếp. Chuột Nhà lại vội vàng trốn vào hang.

– Chủ nhà lại đến kìa, chạy đi!

Chuột Đồng cũng chạy chối chết. Lúc này, Chuột Đồng đói đến mức bụng kêu òng ọc. Nó run run nói với Chuột Nhà:

– Tạm biệt bạn thân mến! Bạn cứ việc hưởng thụ những thứ ngon lành này đi, còn tôi không muốn cứ phải nơm nớp lo sợ như thế nữa. Tôi sẽ quay về ăn thóc, sống một cuộc sống bình thường và yên ổn.

(Câu chuyện Chuột Nhà và Chuột Đồng – Truyện ngụ ngôn Aesop – TheGioiCoTich.Vn)

Câu 1. Truyện ngụ ngôn “Chuột Nhà và Chuột Đồng” đã:

A. So sánh các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người

B. Nhân hóa các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người

C. Ẩn dụ các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người

D. Hoán dụ các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người

Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn “Nó thèm đến nỗi nước miếng cứ chảy ra ròng ròng”?

A. Nhân hóa

B. Nói quá

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 4. Câu nào sau đây thể hiện nội dung bài học của câu chuyện?

A. Bạn thân mến ơi, bạn sống như một con kiến tầm thường vậy

B. Không ngờ Chuột Nhà lại có lắm cái ăn như vậy, nó rất ngưỡng mộ Chuột Nhà

C. Nghe bùi tai, thế là Chuột Đồng theo Chuột Nhà lên thành phố sinh sống

D. Tôi sẽ quay về ăn thóc, sống một cuộc sống bình thường và yên ổn

Câu 5. Hoàn cảnh sống của Chuột Nhà và Chuột Đồng có điểm gì khác nhau? Em có nhận xét gì về cuộc sống của hai nhân vật đó.

Câu 6. Em hiểu như thế nào về câu nói “bạn sống như một con kiến tầm thường vậy”?

Câu 7. Em sẽ lựa chọn cuộc sống giản dị nhưng tự do như Chuột Đồng hay cuộc sống giàu sang nhưng nơm nớp lo sợ như Chuột Nhà? Vì sao?

Câu 8. Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Học hỏi là việc làm suốt đời.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Nhân hóa các con vật để nói về sự lựa chọn cuộc sống phù hợp của mỗi người

0,5 điểm

Câu 2

D. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 3

B. Nói quá

0,5 điểm

Câu 4

D. Tôi sẽ quay về ăn thóc, sống một cuộc sống bình thường và yên ổn

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu được hoàn cảnh sống của nhân vật và đưa ra nhận xét:

- Chuột Đồng: sống ở đồng ruộng, ăn thóc, cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc → Cuộc sống bình thường nhưng tự do, vui vẻ, không phải lo lắng gì,…

- Chuột Nhà: sống ở thành phố, trong gia đình giàu có, khi chủ nhà đi vắng thì ra ăn trộm thức ăn: đỗ, mật ong,… → Cuộc sống giàu có nhưng lại nơm nớp lo sợ chủ phát hiện.

1,0 điểm

Câu 6

HS giải thích ý hiểu về câu nói “bạn sống như một con kiến tầm thường vậy”:

Kiến là con vật nhỏ bé, sống theo đàn. Chuột Nhà coi thường cuộc sống tầm thường, nghèo khó của Chuột Đồng.

0,5 điểm

Câu 7

HS đưa ra ý kiến của mình và giải thích phù hợp:

VD: Chọn sống một cuộc sống giản dị nhưng tự do như Chuột Đồng vì một cuộc sống giản dị nhưng vui vẻ, hạnh phúc còn hơn là sung túc, ăn ngon mặc đẹp nhưng luôn phải lo lắng, sợ hãi.

1,0 điểm

Câu 8

HS rút ra bài học cho bản thân mình:

Bài học rút ra từ câu chuyện Chuột Nhà và Chuột Đồng là trong cuộc sống chúng ta không nên có tư tưởng đứng núi này trông núi nọ, đừng mơ tưởng đến những vị trí không phù hợp với bản thân.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức, hành động.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Học hỏi là việc làm suốt đời.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Học hỏi là việc làm suốt đời.

- Nêu ý kiến của bản thân (tán thành)

Thân bài:

- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề: Học hỏi là việc làm suốt đời.

- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.

- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành có sức thuyết phục:

* Giải thích:

Học hỏi: là việc mỗi cá nhân tự mình cố gắng, nỗ lực tiếp thu kiến thức, trau dồi bản thân và hình thành kĩ năng sống để hoàn thiện mình, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn. Học hỏi để tiến bộ là một quá trình dài xuyên suốt cuộc đời con người.

* Biểu hiện của người có ý thức học hỏi:

+ Luôn cố gắng, nỗ lực học hỏi, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học của mình.

+ Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.

* Vai trò, ý nghĩa của việc có ý thức học hỏi:

+ Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

(Mỗi ý cần được triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giúp các đoạn có sự liên kết chặt chẽ)

Kết bài:

Khẳng định lại ý kiến (sự tán thành của bản thân), nêu bài học nhận thức và hành động.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi