ĐỀ 8
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Tục ngữ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Nghị luận xã hội | Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. - Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng. Thông hiểu: - Xác định được phép liên kết câu. - Hiểu được chủ đề của văn bản. - Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản. - Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống. | 3 TN | 5 TN | 2 TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối). - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5 TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 8 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
(1)... Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu ca. Khi người ta kêu ca, đó chính là cơ hội của bạn. Hãy giải quyết vấn đề và những lời than vãn đó đi, bạn sẽ nắm bắt được cơ hội.
(2) Chúng ta nên từ những thất bại mà người khác mắc phải, không cần thiết học từ những câu chuyện thành công của họ. Rất nhiều trường MBA hiện nay tập trung vào những câu chuyện thành công. Chúng ta có nhiều lí do để thành công nhưng chỉ có một lí do thất bại. Hãy học hỏi từ lí do thất bại của người khác.
Trong 18 năm qua, cùng với đội ngũ của mình, chúng tôi thu nhập những câu chuyện thất bại của người khác để nghiên cứu, học hỏi và cố gắng tránh nó.
(3) Nếu muốn làm gì đó, các bạn phải có ý tưởng và ước mơ. Ý tưởng là điều bạn có thể làm khi người khác không thể, điều bạn có thể làm tốt hơn những người khác, điều bạn có thể làm khác với số đông. Khi tất cả đều nói phải thế này, các bạn hãy nghĩ sao không phải thế kia. Khi người ta nói phải thế kia, các bạn hãy nghĩ sao không phải là thế này. Các bạn cần phải khác biệt. Nếu các bạn cũng như những người khác thì làm sao có cơ hội?
(4) Tôi được biết ở Việt Nam có một số cuốn sách về tôi, về Alibaba. Có vẻ câu chuyện rất nổi tiếng. Tôi không đọc chúng bởi vì trong tương lai, tôi muốn tự viết một cuốn sách về Alibaba - 1001 sai lầm. Nếu bạn học hỏi được từ những sai lầm, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, bạn sẽ thực tế hơn. Khi nhìn thấy tất cả những thất bại, khi vẫn muốn chiến đấu cho tương lai, bạn sẽ có cơ hội.
(5) Không ai là siêu nhân. Nếu muốn thành công, bạn phải thực tế, phải tập trung, phải làm việc theo nhóm, phải lạc quan vào tương lai. Đó là tất cả những gì tôi muốn chia sẻ với các bạn và tôi sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi...
(Bài phát biểu của tỉ phú Jack Ma tại Hà Nội ngày 06/11/2017 - vnexpress.net)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2. Văn bản trên được viết theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 3. Theo tác giả, khi muốn làm một việc nào đó, chúng ta phải có gì?
A. Ý tưởng và hoài bão
B. Ý tưởng và ước mơ
C. Hi vọng và ước mơ
D. Hi vọng và ý tưởng
Câu 4. Ở đoạn (3) tác giả khuyên mọi người điều gì?
A. Phải có hi vọng và ước mơ
B. Đừng sợ thất bại
C. Cần phải có sự khác biệt
D. Cần phải có sự thay đổi
Câu 5. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn “Nếu muốn thành công, bạn phải thực tế, phải tập trung, phải làm việc theo nhóm, phải lạc quan vào tương lai”?
A. Nhân hóa và liệt kê
B. Ẩn dụ và điệp ngữ
C. Nhân hóa và điệp ngữ
D. Liệt kê và điệp ngữ
Câu 6. Tại sao tác giả không đọc cuốn sách viết về bản thân mình?
A. Vì nhân vật tôi đã biết hết nội dung cuốn sách
B. Vì trong tương lai, tác giả muốn viết một cuốn sách khác
C. Vì cuốn sách đó viết không đúng sự thật
D. Vì câu chuyện trong cuốn sách đó rất nổi tiếng
Câu 7. Câu nào là dẫn chứng cho lí lẽ “Hãy học hỏi từ lí do thất bại của người khác”?
A. Trong 18 năm qua, cùng với đội ngũ của mình, chúng tôi thu nhập những câu chuyện thất bại của người khác để nghiên cứu, học hỏi và cố gắng tránh nó
B. Chúng ta có nhiều lí do để thành công nhưng chỉ có một lí do thất bại
C. Chúng ta nên từ những thất bại mà người khác mắc phải, không cần thiết học từ những câu chuyện thành công của họ
D. Khi người ta kêu ca, đó chính là cơ hội của bạn
Câu 8. Chủ đề của văn bản trên là gì?
A. Sự trải nghiệm
B. Sự thành công
C. Sự thay đổi
D. Nhìn vào sự thất bại
Câu 9. Theo em, vì sao tác giả khẳng định “Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu ca”?
Câu 10. Em rút ra được những bài học nào từ văn bản trên?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Em có suy nghĩ gì về câu nói: Thất bại là mẹ thành công? Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | A. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Ngôi thứ nhất | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Ý tưởng và ước mơ | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Cần phải có sự khác biệt | 0,5 điểm |
Câu 5 | D. Liệt kê và điệp ngữ | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Vì trong tương lai, tác giả muốn viết một cuốn sách khác | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Trong 18 năm qua, cùng với đội ngũ của mình, chúng tôi thu nhập những câu chuyện thất bại của người khác để nghiên cứu, học hỏi và cố gắng tránh nó | 0,5 điểm |
Câu 8 | D. Nhìn vào sự thất bại | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS trình bày ý kiến của mình: Tác giả khẳng định: Cơ hội chỉ tồn tại ở những chỗ mà người ta kêu ca vì: - Những chỗ người ta kêu ca phản ánh nhu cầu cấp thiết mà chưa được đáp ứng của con người. - Khi lắng nghe những nhu cầu đó, mỗi cá nhân sẽ hiểu biết hơn về xã hội. Khi nghiên cứu, tìm tòi để thỏa mãn những nhu cầu đó thì có thể tạo ra được những sản phẩm kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Nói cách khác là việc biết lắng nghe và thỏa mãn những lời kêu ca sẽ tạo nên cơ hội thành công. | 1,0 điểm |
Câu 10 | HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, cần nêu được ít nhất hai bài học: - Bài học về việc biết nắm bắt cơ hội, tìm kiếm thành công. Thành công chỉ đến với những người có tinh thần học hỏi, biết quan sát, lắng nghe, đặc biệt là lắng nghe, phân tích mặt trái của vấn đề (những lời kêu ca than vãn). - Bài học về ý chí, bản lĩnh; tinh thần lạc quan: biết tin tưởng vào bản thân và con đường mà mình đã lựa chọn, biết đứng dậy từ những vấp ngã. - Bài học về việc phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề: không chủ quan, phiến diện, không chạy theo số đông; cần khôn ngoan, tỉnh táo để có những quyết sách đúng đắn. - Bài học về bí quyết thành công, đó là tính thực tế, tính tập trung, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm. Những yếu tố đó sẽ hỗ trợ tối đa cho mỗi cá nhân để có thành công. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức, hành động. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thất bại là mẹ thành công. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Thất bại là mẹ thành công. - Nêu ý kiến của bản thân (tán thành) Thân bài:- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề: Thất bại là mẹ thành công. - Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến. - Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành có sức thuyết phục: * Giải thích: + Thất bại: cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công. + Thành công: là khi chúng ta đạt được mục tiêu, mơ ước, có được những thứ bản thân mình đề ra, phát triển con người như mình mong đợi. Đó là cảm giác hạnh phúc, hãnh diện, tự hào về những thứ mình gây dựng được từ mồ hôi công sức của mình. + Trên con đường của mình sẽ có lúc chúng ta gặp thất bại, nhưng hãy biết đứng lên để vượt qua thất bại đó, hướng đến mục tiêu và ta sẽ có được thành công. * Phân tích: + Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, cũng như không phải ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn. + Thất bại là điều sẽ luôn xảy ra với mọi người, thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc chứ không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng. + Có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn rồi từng bước tiến đến thành công, chính vì thế, mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất. * Chứng minh: HS tự lấy dẫn chứng về những con người gặp thất bại nhưng cố gắng vươn lên và có được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình. * Liên hệ bản thân: Mỗi người học sinh cần có ý thức rèn luyện bản thân mình, không nên nản chí sau mỗi lần thất bại, hãy tự rút ra bài học cho mình, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng. (Mỗi ý cần được triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giúp các đoạn có sự liên kết chặt chẽ) Kết bài:Khẳng định lại ý kiến (sự tán thành của bản thân), nêu bài học nhận thức và hành động. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |