ĐỀ 2
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, đặc điểm của văn bản. - Nhận biết được thông tin cung cấp, không gian, thời gian trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được nghĩa của từ, sự mạch lạc, liên kết trong một đoạn văn. - Hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện của văn bản muốn gửi đến người đọc. - Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Vận dụng: - Thể hiện thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm nội dung văn bản cung cấp. | 4TN | 4TN | 1TL | |
2 | Viết | Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc | Nhận biết: - Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. Thông hiểu: - Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản) Vận dụng: - Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 4TN | 4TN | 1TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 25% | 35% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 2 | ĐỀ THI HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
LỄ CÚNG CƠM MỚI – NÉT VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN
Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...tạ ơn trời đất vì đã cho một vụ mùa bội thu. Tại Tây Nguyên, đây là một trong những lễ hội đặc trưng, phổ biến ở nhiều địa phương trong đó có Lâm Đồng.
1. Lịch sử hình thành Lễ Cúng Cơm Mới
Từ xa xưa, sau mỗi vụ mùa, các dân tộc sinh sống tại khu vực Tây Nguyên đều tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới về nhà và nấu những bữa cơm đầu tiên bằng hạt thóc vừa thu hoạch. Lễ hội này có ý nghĩa tôn vinh lúa gạo mà thần linh đã ban cho con người, thể hiện lòng thành kính với trời đất, thần sông thần suối, thần gió thần mưa, thần sấm, thần đất đã cho người dân mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi.
Với mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại có những cách tổ chức cúng mừng vụ mùa thu hoạch khác nhau. Cho đến hiện nay, khi văn hóa ngày càng có sự giao thoa thì lễ hội này đã có tên gọi chung là Lễ Cúng Cơm Mới, được biết đến là lễ hội đặc trưng của nhiều dân tộc, vừa có nét giống vừa có nét khác biệt. Đối với du khách muốn tìm hiểu về văn hóa và lễ hội của người dân địa phương tại Tây Nguyên thì đây chắc chắn là lễ hội bạn tuyệt đối không nên bỏ lỡ.
2. Đôi nét về Lễ Cúng Cơm Mới truyền thống
2.1. Cách tổ chức Lễ Cúng Cơm Mới
Khác với các lễ hội khác, khi người dân trong thôn bản sẽ tập trung để tổ chức cùng nhau thì Lễ Cúng Cơm Mới lại tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác. Những gia đình trong buôn đã sắp xếp và thỏa thuận từ trước, vì thế sẽ cùng hợp tác để lễ hội diễn ra suôn sẻ nhất.
Quy mô Lễ Cúng Cơm Mới tại mỗi nhà cũng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như lượng lúa gạo thu hoạch được của vụ mùa năm ấy. Các gia đình bội thu sẽ tổ chức rất lớn, mời hàng xóm bà con cùng đến chung vui, cùng ăn uống nhảy múa, có thể kéo dài trong một ngày hoặc thậm chí vài ngày. Đối với những gia đình khó khăn hơn, Lễ Cúng Cơm Mới sẽ được diễn ra đơn giản, tiết kiệm, giản lược để phù hợp với điều kiện kinh tế. Quy mô tổ chức lễ hội này cũng được coi là một trong những biểu hiện để phân biệt tầng lớp giàu nghèo của các dân tộc thiểu số.
2.2. Ý nghĩa Lễ Cúng Cơm Mới
Như đã đề cập, Lễ Cúng Cơm Mới trước hết là để ăn mừng vụ mùa, ăn mừng lúa thóc về nhà. Bên cạnh đó đây cũng là dịp để người dân cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên, gửi gắm những mong cầu về sức khỏe cho gia đình, mong cầu những vụ mùa sau tiếp tục được bội thu, được lúa thóc đầy bồ.
Bên cạnh đó, Lễ Cúng Cơm Mới còn là dịp để người dân trong bản quây quần lại để vui chơi, tiếng cồng chiêng nổi lên, nhảy múa ca hát suốt ngày đêm. Đặc biệt với những năm thời tiết thuận lợi, cả bản đều bội thu thì lễ hội này như kéo dài vô tận, từ nhà này qua nhà khác, tụ họp vui chơi không ngừng nghỉ.
(Nguồn: https://mia.vn, Tuyết Trịnh)
Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tường trình
B. Văn bản thông tin
C. Văn bản thông thường
D. Văn bản đa phương thức
Câu 2: Chủ đề của văn bản trên là gì?
A. Tình cảm buôn làng
B. Tinh thần đoàn kết
C. Tình yêu quê hương đất nước
D. Lòng biết ơn
Câu 3: Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản nào?
A. Mục đích, ý nghĩa và cách thức tổ chức của lễ hội
B. Nguồn gốc, lịch sử, cách thức tổ chức và ý nghĩa của lễ hội
C. Chuẩn bị, nguồn gốc, mục đích và cách thức tổ chức lễ hội
D. Mục đích, lịch sử và cách thức tổ chức lễ hội
Câu 4: Nhan đề văn bản gợi cho em nghĩ đến hoạt động văn hóa nào?
A. Văn hóa tâm linh
B. Văn hóa ẩm thực
C. Văn hóa vật thể
D. Văn hóa phi vật thể
Câu 5: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu văn “Lễ Cúng Cơm Mới được tổ chức hàng năm sau vụ mùa thu hoạch để các dân tộc thiểu số như Xơ Đăng, Ê-đê, Thái...” là gì?
A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
D. Gợi sự lắng đọng của cảm xúc không thể nói thành lời
Câu 6: Nghĩa của từ “bội thu” được sử dụng trong văn bản trên là gì?
A. Thu hoạch được nhiều sản lượng hơn mức bình thường
B. Thất bát, thua lỗ nhiều so với mức bình thường
C. Chi tiêu nhiều hơn so với việc thu lại lợi nhuận
D. Thu hoạch được ít sản lượng hơn so với mọi năm
Câu 7: Lễ Cúng Cơm Mới có điểm gì khác so với các lễ hội khác?
A. Thường được tổ chức hàng năm, do những vị trưởng làng, bản đứng ra chủ trì
B. Những người dân trong thôn, bản đó sẽ tập trung tại một địa điểm rồi cùng nhau tổ chức lễ hội
C. Tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác, thời gian tổ chức thường được kéo dài
D. Từng nhà dân trong buôn làng sẽ mang lúa, gạo của nhà mình đem đến góp tại nơi tổ chức
Câu 8: Ý nghĩa của Lễ Cúng Cơm Mới là gì?
A. Uớc mong về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mùa màng bội thu
B. Biểu thị sự đoàn kết của cộng đồng trong một lễ hội
C. Thể hiện sự tôn thờ tín ngưỡng của một vùng miền
D. Giúp người dân có được khoảng thời gian vui chơi, tụ họp đông đủ
Câu 9: Thông điệp ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được từ văn bản trên là gì? Từ đó, hãy liên hệ thực tế trong cuộc sống.
Phần 2: Viết (4 điểm)Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Văn bản thông tin | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Tình yêu quê hương đất nước | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Nguồn gốc, lịch sử, cách thức tổ chức và ý nghĩa của lễ hội | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. Văn hóa tâm linh | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Thu hoạch được nhiều sản lượng hơn mức bình thường | 0,5 điểm |
Câu 7 | C. Tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác, thời gian tổ chức thường được kéo dài | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Uớc mong về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và mùa màng bội thu | 0,5 điểm |
Câu 9 | - HS chỉ ra thông điệp ý nghĩa nhất mà em cảm nhận được từ văn bản - Liên hệ thực tế trong cuộc sống. | 1 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em. | ||
c. Triển khai vấn đề:Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý: - Giới thiệu về mùa xuân. - Ấn tượng chung nhất của em về mùa xuân. - Bày tỏ tình cảm của em với mùa xuân trên quê hương em: + Cảm nghĩ về thời tiết của mùa xuân: Bầu trời cao rộng, khí trời ấm áp, vài cánh én chao liệng rộn ràng, mưa xuân nhẹ nhàng reo rắc thổn thức lên mặt đất tràn đầy nhựa sống. + Cảm nghĩ về cảnh sắc của mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc; Hoa đào khoe sắc trên phố xá, trên nẻo đường quê, trong mỗi ngôi nhà … + Cảm nghĩ về nếp sống gia đình: hồ hởi đi chợ tết, náo nức đón giao thừa, những buổi du xuân rộn ràng;… + Cảm nghĩ về những hi vọng, ước mơ khi mùa xuân về. - Khẳng định lại tình yêu tha thiết với mùa xuân. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. |