Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức.

Vận dụng:

- Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao:

- Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ĐÔI BÀN TAY

Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con. Lớn thêm chút nữa, khi con bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh thì đôi bàn tay ấy đã chai sần với những lớp nám đen, phía dưới lớp da là những vết chai cứng ngắt. Vậy mà con vẫn không thấy mẹ than phiền khi con hỏi: “Mẹ ơi mẹ không lo lắng gì về đôi tay chai sần của mình sao?”. Mẹ dịu dàng bảo: “Tay mẹ chai để đổi lấy tay con mịn đấy!”. Nói rồi mẹ lại ôm con vào lòng.

Không quản ngại khó khăn, đôi tay ấy làm đủ mọi chuyện từ nấu cơm, đan thêu quần áo đến băm chuối nấu cháo cho heo ăn, cuốc đất, làm ruộng. Vết chai này nối tiếp vết chai khác làm tay mẹ ngày càng dày hơn, thô hơn. Mẹ biết không, nhiều lúc con ganh tị với nhỏ bạn khi đôi tay của mẹ bạn trắng và đẹp hơn tay mẹ. Nhưng thời gian đã làm cho con lớn khôn, tình yêu thương của mẹ đã nuôi con trưởng thành, và cuối cùng con cũng nhận thức được đôi bàn tay chai sần của mẹ là đôi bàn tay đẹp nhất và ấm áp nhất.

Lần đầu tiên đi học, đôi tay mẹ đã dắt con, lúc con bị vấp ngã cũng là đôi bàn tay ấy nâng con dậy, khi con ốm thì chính đôi bàn tay nhọc nhằn sớm hôm ấy đã thức suốt đêm chườm khăn nóng, sờ trán con, và khi con hư thì đôi bàn tay của mẹ đã dạy con nên người. Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc. Chính đôi bàn tay của mẹ đã âm thầm đứng phía sau tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con vượt qua mọi trở ngại.

Khi con thất bại, đôi bàn tay của mẹ luôn ở bên cạnh con, động viên khích lệ: “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại con à!”. Khi con thành công, đôi bàn tay của mẹ ôm ấp con và nói: “Cố lên con nhé!”.

Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm. Bụi thời gian có thể làm phai mờ đi tất cả nhưng làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả đã in hẳn lên đôi bàn tay ấy phải không mẹ? Con sẽ cố gắng, cố gắng thật nhiều để đạt được thành công trong học tập và trong cuộc sống. Con sẽ không làm mẹ phải thất vọng. Con hứa với mẹ là con sẽ làm được. Chắc chắn là thế phải không mẹ, bởi con đã được thừa hưởng tính nhẫn nại và kiên cường từ mẹ!

(Nguồn: https://tuoitre.vn)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể lại nào?

A. Tự truyện

B. Nhật kí

C. Truyện ngắn

D. Truyện cổ tích

Câu 2: Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm, tự sự

B. Biểu cảm, miêu tả

C. Tự sự, miêu tả

D. Biểu cảm, tự sự, miêu tả

Câu 3: Người con trong văn bản bày tỏ cảm xúc về điều gì?

A. Tình cảm yêu thương gia đình

B. Tình cảm yêu thương của người mẹ

C. Đôi bàn tay mẹ

D. Những hi sinh vất vả của người mẹ

Câu 4: Thành phần trạng ngữ trong câu văn “Ngày còn nhỏ, con thích nhất là cầm đôi bàn tay của mẹ áp vào má, vuốt lên tóc con” là cụm từ nào?

A. Ngày còn nhỏ

B. Con thích nhất

C. Đôi bàn tay của mẹ

D. Vuốt lên tóc con

Câu 5: Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong đoạn văn sau: “Đôi bàn tay ấy dù là ôm con, dù là nâng niu con nhưng không bao giờ che cho những lỗi lầm của con. Đôi bàn tay của mẹ đã dạy cho con cách yêu thương, cách sống tự lập, cách đương đầu với khó khăn thử thách dù là trong cô độc.”?

A. So sánh, nhân hóa

B. Nhân hóa, điệp ngữ

C. So sánh, điệp ngữ

D. Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ

Câu 6: Tác dụng của câu hỏi tu từ “Bụi thời gian có thể làm phai mờ đi tất cả nhưng làm sao có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả đã in hằn lên đôi bàn tay ấy phải không mẹ?” là gì?

A. Để hỏi mẹ

B. Để khẳng định bụi thời gian có thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả in hằn trên đôi tay mẹ

C. Để khẳng định bụi thời gian không thể làm vơi đi nỗi nhọc nhằn vất vả in hằn trên đôi tay mẹ

D. Để bày tỏ niềm thương cảm, lòng biết ơn của con vì những vất vả hi sinh của mẹ dành cho con in hằn trên đôi bàn tay mẹ

Câu 7: Đôi bàn tay mẹ đã giúp con như thế nào trong cuộc sống?

A. Lần đầu tiên đi học, bàn tay mẹ đã dắt con

B. Khi con vấp ngã, bàn tay ấy nâng con dậy

C. Khi con ốm, bàn tay chườm khăn nóng, sờ trán con

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Thông điệp mà văn bản muốn gửi tới chúng ta là gì?

A. Người mẹ hi sinh vất vả vì con

B. Đôi bàn tay mẹ chịu bao vất vả, nhọc nhằn

C. Người con cần thấu hiểu những vất vả, hi sinh, yêu thương in dấu trên bàn tay mẹ, từ đó cố gắng hơn để thành công trong học tập và cuộc sống

D. Ngườ mẹ không nói yêu con nhưng những việc làm của mẹ nói lên tất cả tình yêu thương ấy

Câu 9: Vì sao người con nói rằng: “Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm.”?

Câu 10: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận của em về tình yêu thương của người con trong văn bản dành cho người mẹ kính yêu của mình.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong truyện “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

D. Biểu cảm, tự sự, miêu tả

0,5 điểm

Câu 3

D. Những hi sinh vất vả của người mẹ

0,5 điểm

Câu 4

A. Ngày còn nhỏ

0,5 điểm

Câu 5

B. Nhân hóa, điệp ngữ

0,5 điểm

Câu 6

D. Để bày tỏ niềm thương cảm, lòng biết ơn của con vì những vất vả hi sinh của mẹ dành cho con in hằn trên đôi bàn tay mẹ

0,5 điểm

Câu 7

D. Tất cả đáp án trên

0,5 điểm

Câu 8

C. Người con cần thấu hiểu những vất vả, hi sinh, yêu thương in dấu trên bàn tay mẹ, từ đó cố gắng hơn để thành công trong học tập và cuộc sống

0,5 điểm

Câu 9

Người con nói rằng: “Dù chưa một lần mẹ nói yêu con nhưng bấy nhiêu đó thôi con cũng biết rằng mẹ yêu con nhiều lắm.” vì thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ, những việc mà mẹ thầm lặng làm cho mình, yêu thương được thể hiện qua hành động,…

1 điểm

Câu 10

HS nêu cảm nhận về tình yêu thương của người con trong văn bản dành cho người mẹ kính yêu của mình.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm của nhân vật Võ Tòng trong truyện “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Dẫn dắt, giới thiệu chung về tác giả Đoàn Giỏi, tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.

- Giới thiệu đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”, nhân vật Võ Tòng.

- Lai lịch: Không rõ tên tuổi, quê quán.

- Ngoại hình: Thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt, chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Qua đây, có thể thấy được tính cách phóng khoáng của chú, thể hiện sự mạnh mẽ, gan dạ.

- Số phận, tính cách: Cuộc đời bất hạnh, từng có gia đình nhưng bị vu oan phải đi tù, khi trở về mất vợ con nên sống cô độc trong rừng; được mọi người quý mến vì tính tình chất phác, thật thà và tốt bụng; có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc…

- Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

Danh mục: Đề thi