Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn thuyết minh.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong hoạt động. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

BẮT NẠT

...Đừng bắt nạt người lớn

Đừng bắt nạt trẻ con

Đừng bắt nạt nước khác

Trên khắp trái đất tròn.

Đừng bắt nạt chó mèo

Đừng bắt nạt cái cây

Đừng bắt nạt ai cả

Vì bắt nạt dễ lây.

Bạn nào bắt nạt bạn

Cứ đưa bài thơ này

Bảo nếu cần bắt nạt

Thì đến gặp tớ ngay.

Cứ đến bắt nạt tớ

Bị bắt nạt quen rồi

Vẫn không thích bắt nạt

Vì bắt nạt rất hôi!

(Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ năm chữ

C. Thơ song thất lục bát

D. Thơ tự do

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn thơ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Thuyết minh

Câu 3: Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?

A. Phê phán hành vi bắt nạt

B. Phê phán thói ỷ lại vào người khác

C. Phê phán những người hèn nhát, yếu kém

D. Phê phán những lời nói khiếm nhã

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ sau?

Đừng bắt nạt người lớn

Đừng bắt nạt trẻ con

Đừng bắt nạt nước khác

Trên khắp trái đất tròn

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Điệp ngữ

D. Hoán dụ

Câu 5: Cụm từ “đừng bắt nạt” được xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn thơ trên?

A. 5 lần

B. 6 lần

C. 7 lần

D. 8 lần

Câu 6: Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” là gì?

A. Việc lặp lại điệp từ này giúp các bạn nhỏ yêu thương, đoàn kết nhau hơn.

B. Việc lặp lại điệp từ này giúp nhắc nhở các bạn nhỏ không nên bắt nạt những người yếu hơn mình vì đó là hành vi xấu.

C. Việc lặp lại điệp từ này giúp các bạn có hành vi bắt nạt sẽ biết tự xấu hổ vì hành vi của mình.

D. Việc lặp lại điệp từ này giúp các bạn bị bắt nạt được động viên, an ủi.

Câu 7: Thái độ của nhân vật “tớ” trong hai khổ thơ sau là gì?

Bạn nào bắt nạt bạn

Cứ đưa bài thơ này

Bảo nếu cần bắt nạt

Thì đến gặp tớ ngay

Cứ đến bắt nạt tớ

Bị bắt nạt quen rồi

Vẫn không thích bắt nạt

Vì bắt nạt rất hôi!

A. Phẫn nộ trước hành vi bắt nạt

B. Phản kháng lại hành vi bắt nạt.

C. Cam chịu khi bị bắt nạt.

D. Bảo vệ những bạn bị bắt nạt.

Câu 8: Nội dung đoạn thơ trên là gì?

A. Đoạn thơ giúp người đọc nhận ra rằng tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến người ta phải ân hận suốt đời. Từ đó, bài thơ khuyên mọi người cần sống thân ái đoàn kết với những người xung quanh.

B. Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn, có ý thức và trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.

C. Đoạn thơ giúp người đọc hiểu rằng trẻ em là nhân vật trung tâm của gia đình và xã hội, vì thế các em cần được mọi người quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ.

D. Đoạn thơ đề cập đến hiện tượng kẻ mạnh ỷ thế ức hiếp, bắt nạt kẻ yếu. Nhà thơ lên tiếng phê phán hành vi bắt nạt, bênh vực người bị bắt nạt và lên tiếng kêu gọi mọi người sống yêu thương, đoàn kết.

Câu 9: Em hãy nhận xét về giọng điệu của nhân vật “tớ”. Giọng điệu đó có tác dụng như thế nào đối với việc biểu đạt nội dung đoạn thơ trên?

Câu 10: Từ đoạn thơ trên, em hãy nêu các tác hại do hành vi bắt nạt gây ra đối với mọi người.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu lạc bộ Văn học trường em phát động viết bài với đề tài “Giới trẻ với di sản văn hóa dân tộc”. Em hãy viết một bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ cho một hoạt động văn hóa đã được Tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam để gửi đến ban tổ chức.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thơ năm chữ

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Phê phán hành vi bắt nạt

0,5 điểm

Câu 4

C. Điệp ngữ

0,5 điểm

Câu 5

B. 6 lần

0,5 điểm

Câu 6

B. Việc lặp lại điệp từ này giúp nhắc nhở các bạn nhỏ không nên bắt nạt những người yếu hơn mình vì đó là hành vi xấu.

0,5 điểm

Câu 7

A. Phẫn nộ trước hành vi bắt nạt

0,5 điểm

Câu 8

D. Đoạn thơ đề cập đến hiện tượng kẻ mạnh ỷ thế ức hiếp, bắt nạt kẻ yếu. Nhà thơ lên tiếng phê phán hành vi bắt nạt, bênh vực người bị bắt nạt và lên tiếng kêu gọi mọi người sống yêu thương, đoàn kết.

0,5 điểm

Câu 9

- Giọng điệu của nhân vật “tớ” trong đoạn thơ trên là giọng điệu phê phán nhẹ nhàng, có chút đùa vui hóm hỉnh.

- Nhờ giọng điệu này mà một vấn đề khá nghiêm trọng trong môi trường học đường, trong xã hội được đề cập đến một cách tự nhiên, thấm thía, không khiên cưỡng, gò ép. Giọng điệu này còn giúp những bạn có hành vi bắt nạt không cảm thấy khó chịu, tự ái khi tự nhìn nhận lại mình.

1 điểm

Câu 10

- HS nêu các hậu quả/ tác hại do hành vi bắt nạt gây ra.

Ví dụ: như gây mất tình đoàn kết; tổn thương về tinh thần, tình cảm; hoang mang, lo lắng, tự ti cho người bị bắt nạt…

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: mở bài, phần chính, kết thúc.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: thuyết minh về quy tắc, luật lệ cho một hoạt động văn hóa đã được Tổ chức UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau, kết hợp miêu tả sinh động hấp dẫn, đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động

- Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ

- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động

- Trình bày các nội dung của quy tắc, luật lệ

- Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ

- Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có)

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc.

Danh mục: Đề thi