Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

5

0

3

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, đặc điểm của văn bản.

- Nhận biết được thông tin cung cấp, không gian, thời gian trong văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được nghĩa của từ, sự mạch lạc, liên kết trong một đoạn văn.

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện của văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Vận dụng:

- Thể hiện thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm nội dung văn bản cung cấp.

5TN

3TN

1TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ. đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HỘI VẬT LÀNG SÌNH

Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế). Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người bản địa. Các đô vật sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn.

Những người già ở làng Sình kể lại, hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn với hội vật ở mọi làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ. “Lệ” làng cũng quy định, các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kì khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật. Có thể do điều kiện dự hội khá đơn giản, nên ngày xưa, cứ đến trước ngày làng mở hội vật, trai tráng khắp nơi theo nhau về làng Sình.

Hội vật làng Sình về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu vật dân tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng trước 3 đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình với đòn đánh làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” (nghĩa là một phần hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết, các đô vật phải vượt qua một đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết.

Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các đô vật phải chờ đến năm sau mới “phục hận” được, vì thế các đô vật thường rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.

Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ.

(Nguồn: lehoi.cinet.vn)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản tự sự

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản thông tin

D. Văn bản tường trình

Câu 2: Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 3: Mục đích của văn bản trên đề cập đế vấn đề gì?

A. Nêu điểm khác biệt giữa hội vật làng Sình với các hội vật khác

B. Giới thiệu hội vật làng Sình ở Huế

C. Giới thiệu hội vật ở các vùng miền trên đất nước

D. Nêu giá trị vật chất và tinh thần từ hội vật

Câu 4: Vì sao đoạn mở đầu được in đậm?

A. Vì nó là đoạn đầu tiên cho văn bản

B. Vì nó là nội dung chính của văn bản

C. Vì nó không nằm trong những thông tin cung cấp của văn bản

D. Vì nó giới thiệu đặc điểm của hội vật trong văn bản

Câu 5: Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin gì?

A. Địa điểm tổ chức, luật lệ và cách thức thực hiện

B. Lịch sử, địa điểm tổ chức, luật lệ và cách thức thực hiện

C. Địa điểm tổ chức, luật lệ, cách thức thực hiện và ý nghĩa

D. Lịch sử, luật lệ, cách thức thực hiện và ý nghĩa

Câu 6: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trình tự nào?

A. Theo trình tự không gian

B. Theo trình tự thời gian

C. Theo trình tự ngược thời gian

D. Kết hợp nhiều trình tự

Câu 7: Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong câu văn sau “Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật.”?

A. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch

B. Người giải Cạn

C. Một khoản tiền để thưởng cho tất cả

D. Những đô vật tham gia hội vật

Câu 8: Quy định khi tham gia đấu vật ở làng Sình có điểm gì nổi bật?

A. Các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kì khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật

B. Chỉ dành cho người trong làng tham gia, không mở rộng cho những đô vật trong những làng khác

C. Các đô vật tham gia hội vật cần chuẩn bị các kĩ năng, đòn đánh chí mạng, hiểm hóc để dành chiến thắng cho làng của mình

D. Khi các đô vật làm cho đối phương “lấm lưng, trắng bụng” thì phần thắng chung kết sẽ thuộc về đô vật đó

Câu 9: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hội thi truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hội vật làng Sình.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Văn bản thông tin

0,5 điểm

Câu 2

D. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 3

B. Giới thiệu hội vật làng Sình ở Huế

0,5 điểm

Câu 4

B. Vì nó là nội dung chính của văn bản

0,5 điểm

Câu 5

C. Địa điểm tổ chức, luật lệ, cách thức thực hiện và ý nghĩa

0,5 điểm

Câu 6

B. Theo trình tự thời gian

0,5 điểm

Câu 7

A. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch

0,5 điểm

Câu 8

A. Các đô vật dự đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kì khán giả nào cũng có thể được lên sới đấu vật

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu ra những hiểu biết mà em rút ra từ văn bản.

Gợi ý: ý nghĩa truyền thống văn hóa dân tộc sâu sắc, đậm đà,...

- HS liên hệ địa phương em.

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu.

- Chia sẻ cảm xúc của em về ý nghĩa đề tài tình mẫu tử thiêng liêng mà nội dung bài thơ đề cập

- Chia sẻ tình cảm, cảm xúc về tác dụng nghệ thuật đặc sắc của bài thơ mà tác giả đã thể hiện:

+ Thể thơ bốn chữ nhẹ nhàng, dung dị

+ Nghệ thuật đối lập xuyên suốt bài thơ; nghệ thuật hoán dụ: lưng còng, đầu bạc; câu hỏi tu từ,… đã thể hiện được nội dung thông điệp của tác phẩm

+ Cảm xúc của em về bài thơ: Cảm ơn tác giả đã dành cho mẹ những ngôn từ tuyệt vời. Trân quý những sản phẩm văn chương đã lưu lại và lan tỏa tình cảm mẫu tử thiêng liêng cao quý

- Khẳng định lại giá trị của bài thơ và rút ra bài học cho bản thân: Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị. Yêu quý mẹ, thương mẹ, tự hào về mẹ, luôn sẻ chia cùng mẹ trong cuộc sống.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi