Đề thi cuối kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng.

Thông hiểu:

- Hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...).

- Nhận biết được thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ để vận dụng vào đời sống.

Vận dụng:

- Vận dụng được thông tin từ văn bản vào cuộc sống hằng ngày.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

HỘI GIÓNG SÓC SƠN

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Hội Gióng đền Sóc Sơn là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị chu đáo từ rất sớm. Ngay từ khoảng 2 - 3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị. Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự: Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) - rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng. Ngày nay trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: “Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ”.

Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Hội Gióng đền Sóc Sơn - tưởng nhớ vị Thánh đánh giặc Ân”. www.dengiongsocson.com.vn.

2. Kho tàng lễ hội truyền thống Việt Nam, Tr.807.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Thuyết minh

Câu 2. Mục đích của văn bản trên là:

A. Giới thiệu truyền thuyết Thánh Gióng

B. Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng

C. Giới thiệu Hội Gióng Sóc Sơn

D. Giới thiệu về làng Gióng – Sóc Sơn

Câu 3. Hội Gióng được bắt đầu tổ chức vào ngày nào?

A. Mồng 6 tháng Giêng âm lịch

B. Mồng 6 tháng Giêng dương lịch

C. Mồng 6 âm lịch hàng tháng

D. Mồng 6 dương lịch hàng tháng

Câu 4. Hội Gióng diễn ra bao lâu?

A. 1 tháng

B. 1 tuần

C. 5 ngày

D. 3 ngày

Câu 5. Sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ như thế nào?

A. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước tướng

B. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước tướng – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi

C. Theo thứ tự: rước tướng – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước giò hoa tre

D. Theo thứ tự: rước tướng – rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi

Câu 6. Tài liệu tham khảo cuối bài có tác dụng gì?

A. Cho văn bản được đầy đủ hơn, khẳng định các thông tin trong văn bản là chính xác

B. Khẳng định các thông tin được nghiên cứu là có cơ sở; giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm

C. Giúp người đọc có thể tìm đọc, nghiên cứu thêm đến thông tin được đề cập tới

D. Vì bố cục của văn bản cần phải có mục tài liệu tham khảo

Câu 7. Người dân tổ chức Hội Gióng nhằm mục đích gì?

A. Tạo điều kiện cho mọi người được nghỉ ngơi, giải trí

B. Thể hiện lòng biết ơn với Thánh Gióng, khích lệ tinh thần của mọi người

C. Để cầu may, nhờ đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no và bày tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng

D. Để nhắc mọi người nhớ lại quá khứ vàng son của dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản?

A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

B. Dùng nhiều biện pháp tu từ

C. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đề cập

D. Chủ yếu sử dụng dạng câu trần thuật

Câu 9. Em hiểu ý kiến “Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ” như thế nào?

Câu 10. Qua văn bản, em có nhận xét gì về Hội Gióng Sóc Sơn?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Dựa vào hiểu biết xã hội của em, hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến “Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 2

C. Giới thiệu Hội Gióng Sóc Sơn

0,5 điểm

Câu 3

A. Mồng 6 tháng Giêng âm lịch

0,5 điểm

Câu 4

D. 3 ngày

0,5 điểm

Câu 5

A. Theo thứ tự: rước giò hoa tre – rước voi – rước trầu cau – rước ngà voi – rước cỏ voi – rước tướng

0,5 điểm

Câu 6

B. Khẳng định các thông tin được nghiên cứu là có cơ sở; giúp người đọc có thể tìm hiểu thêm

0,5 điểm

Câu 7

C. Để cầu may, nhờ đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no và bày tỏ lòng biết ơn với Thánh Gióng

0,5 điểm

Câu 8

B. Dùng nhiều biện pháp tu từ

0,5 điểm

Câu 9

HS giải thích được ý kiến dựa vào văn bản và sự hiểu biết của mình:

- Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

- Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

- Những nghi thức được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam.

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu nhận xét về Hội Gióng. Ví dụ:

- Hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng.

- Qua Hội Gióng, giúp cho em có thêm hiểu biết về văn hóa thờ cúng, tín ngưỡng của người dân.

- …

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Trình bày suy nghĩ về vấn đề “Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Thân bài:

- Giải thích “truyền thống yêu nước”

+ Là sự biết ơn, trân trọng đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

- Biểu hiện của lòng yêu nước:

+ Cố gắng học tập, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra.

+ Tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà.

+ Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Ý nghĩa của lòng yêu nước:

+ Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

+ Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội.

+ Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn.

- Liên hệ bản thân:

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

- Phản đề:

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến. Nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi