Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 6)


ĐỀ 6

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tùy bút và tản văn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tùy bút và tản văn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,…), nội dung của tùy bút và tản văn.

Thông hiểu:

- Sử dụng đúng một số từ Hán Việt thông dụng và dấu chấm lửng.

- Hiểu được nội dung bài tùy bút hoặc tản văn.

- Hiểu được thông điệp văn bản.

Vận dụng:

- Cảm nhận về nhân vật, chi tiết trong văn bản.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc văn bản.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 6

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHỢ BÊN ĐƯỜNG

Chợ lúc nào cũng nhóm ngay đầu cầu, trước cơ quan xã hay đầu cống đá vào xóm kinh. Như người phụ nữ chân quê, chợ nhỏ nhoi, hiền hậu, trầm tính dịu dàng. Mấy rổ hàng con con, mười người phụ nữ tay lấm áo lem ngồi với nhau là thành chợ, đông nữa, hai ba mươi người cũng gọi chợ. Không cần lặn lội khuya lơ khuya lắc như đi chợ thị xã, cứ chờ cho sáng ra bắc nồi cơm lên bếp cái đã, rồi đủng đỉnh xách hàng ra chợ. Đã hiểu nhau về hết thảy nỗi nhọc nhằn nên người mua không nặng nề mặc cả bon chen, người bán cũng chẳng đanh đá chua ngoa như kẻ chợ, hình như chợ họp chỉ để trao đổi, san sẻ với nhau những gì mình có. Bán đi những trái dừa khô để mua lại mớ rau càng cua về trộn dầu giấm chấm mắm kho. Bán mấy trái khổ qua đắng để mua ít đỉnh cải bẹ xanh về nấu với mớ cá rô mề mới giăng tới được sáng naỵ. Cả cá, cả rau cả trái đều bán theo mớ, hiếm hoi lắm có dì có được cây cân đòn loại 12 kg, trái cân lò dò đặt lên cái đòn đã mòn những khía, tỏ con mắt cũng không biết số kí nằm đâu. Ôi, có hề gì chuyện nặng nhẹ đong đo, lòng người ta tin nhau đầy ắp kia mà. Buổi sáng sao mà dậy mùi thơm nồng hăng của rau húng lủi, húng cây, rau cần trục, cần rừng. Bày ra đó, không phải chăm chăm trông chừng hàng hoá, chị em chụm lại rôm rả với nhau chuyện chồng con, chuyện làng xóm, ruộng lúa, vườn cây... (chuyện xóm quê mà, nói biết chừng nào cho hết). Thành ra chợ không chỉ bán gà, bán cá, bán rau củ trong vườn nhà mà còn gửi gắm thông tin cho nhau nên chợ ít người mà vui, mà thắm đượm nghĩa tình cũng vì lẽ đó.

Chợ không chỉ độc đáo vì bản sắc bình dị, nó còn độc đáo ở những mặt hàng mà nó bày ra. Thì mớ tép rong ôm một bụng trứng xanh rời còn ướt rượt nước mới cất vó từ dưới kinh lên đó, thì mớ cá lòng tong, lìm kìm, cá mè con con nhảy tung nhảy toé, nhảy đến tróc lớp vảy óng ánh ra, thì kìa, rổ trái giác trái tròn tròn, bóng mẩy như viên đạn cu ly, rồi những cọng năng trắng muốt thơm ngai ngái mùi bùn, mùi nước lên đồng... Những thứ này, ở thành phố có thèm cũng chịu thua, có lang thang hết chợ này sang chợ khác tìm kiếm tảo tần chưa chắc có.

(Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại văn học nào?

A. Tản văn

B. Hồi kí

C. Bút kí

D. Tùy bút

Câu 2. Vì sao, ở chợ bên đường này người mua không nặng nề mặc cả bon chen, người bán cũng chẳng đanh đá chua ngoa như kẻ chợ?

A. Vì người bán bán đúng giá

B. Vì cả hai đã hiểu được tất cả những nỗi nhọc nhằn, vất cả của nhau

C. Vì người mua và người bán đều là những hiền lành

D. Vì đó là những mặt hàng phổ biến dễ mua, không cần phải nói thách

Câu 3. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh chợ ở quê hiện lên như thế nào?

A. Đông vui, nhộn nhịp, người mua người bán tấp nập

B. Vắng vẻ, thưa thớt, ít người tham gia mua bán

C. Ít người mà vui vẻ, thắm đượm tình nghĩa

D. Tiếng rao hàng, mặc cả huyên náo

Câu 4. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn in đậm ở đoạn trích?

A. Liệt kê, điệp từ và so sánh

B. Nhân hóa, ẩn dụ và so sánh

C. Liệt kê, hoán dụ và ẩn dụ

D. So sánh, điệp từ và hoán dụ

Câu 5. Câu “Ôi, có hề gì chuyện nặng nhẹ đong đo, lòng người ta tin nhau đầy ắp kia mà” có ý nghĩa như thế nào?

A. Thể hiện sự minh bạch rõ ràng, đong đếm từng chút giữa người mua và kẻ bán

B. Thể hiện tình cảm gần gũi, cảm thông và tin tưởng lẫn nhau của những người đi chợ

C. Thể hiện sự cảm thông giữa mọi người với nhau, sẵn sàng cho nhau hàng hóa khi cần

D. Khuyên người ta phải tin tưởng nhau, không cần đong đếm

Câu 6. Dấu chấm lửng trong câu văn in đậm ở đoạn trích có tác dụng gì?

A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

C. Biểu thị trích dẫn bị lược bớt

D. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

Câu 7. Đâu không phải là đặc điểm của chợ bên đường?

A. Chợ mở từ rất sớm, người đi chợ phải lặn lội khuya lắc, khuya lơ

B. Người mua, người bán hiểu được nỗi nhọc nhằn của nhau nên không có sự cò kè bớt một thêm hai

C. Những mặt hàng bày ra bán vô cùng bình dị và độc đáo

D. Những người đi chợ không chỉ buôn bán mà còn người nói, gửi gắm thông tin cho nhau

Câu 8. Nhan đề “Chợ bên đường” có ý nghĩa gì?

A. Gợi lên một vùng nông thôn nghèo đói

B. Gợi lên khung cảnh khu chợ tự phát, ít người tham gia buôn bán trao đổi

C. Gợi lên khung cảnh chợ bên đường tấp nập người đi lại, buôn bán trao đổi

D. Gợi lên khung cảnh chợ quê mang những đặc điểm của một vùng nông thôn khó khăn vất vả nhưng tình nghĩa

Câu 9. Trong văn bản, chợ bên đường khác chợ ở xã như thế nào?

Câu 10. Qua đoạn trích, em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương mình?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Cuộc sống mỗi người luôn cần có tình yêu thương. Em hãy viết một bài văn nêu vai trò của tình yêu thương.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Tùy bút

0,5 điểm

Câu 2

B. Vì cả hai đã hiểu được tất cả những nỗi nhọc nhằn, vất cả của nhau

0,5 điểm

Câu 3

C. Ít người mà vui vẻ, thắm đượm tình nghĩa

0,5 điểm

Câu 4

A. Liệt kê, điệp từ và so sánh

0,5 điểm

Câu 5

B. Thể hiện tình cảm gần gũi, cảm thông và tin tưởng lẫn nhau của những người đi chợ

0,5 điểm

Câu 6

D. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

0,5 điểm

Câu 7

A. Chợ mở từ rất sớm, người đi chợ phải lặn lội khuya lắc, khuya lơ

0,5 điểm

Câu 8

D. Gợi lên khung cảnh chợ quê mang những đặc điểm của một vùng nông thôn khó khăn vất vả nhưng tình nghĩa

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu được điểm đặc biệt khác nhau giữa chợ bên đường và chợ ở xã:

- Mấy rổ hàng con con, mười người phụ nữ tay lấm áo lem ngồi với nhau là thành chợ, đông nữa, hai ba mươi người cũng gọi chợ.

- Không cần lặn lội khuya lơ khuya lắc như đi chợ thị xã, cứ chờ cho sáng ra bắc nồi cơm lên bếp cái đã, rồi đủng đỉnh xách hàng ra chợ.

- Đã hiểu nhau về hết thảy nỗi nhọc nhằn nên người mua không nặng nề mặc cả bon chen, người bán cũng chẳng đanh đá chua ngoa như kẻ chợ, hình như chợ họp chỉ để trao đổi, san sẻ với nhau những gì mình có.

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu lên được tình cảm của tác giả:

- Sự xúc động trước vùng nông thôn nghèo nhưng ấm áp.

- Trân trọng những giá trị tốt đẹp của làng quê.

- Tự hào về những giá trị gần gũi, thân quen của chợ bên đường.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Vai trò của tình yêu thương

Thân bài:

- Giải thích:

+ Lòng yêu thương: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình.

- Biểu hiện của người sống có tình yêu thương:

+ Sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân.

+ Sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người.

+ Biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn.

- Sức mạnh của lòng yêu thương:

+ Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống.

+ Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

- Chứng minh:

+ Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

- Phản đề:

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác...

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến. Nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi