Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀTHI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

- Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Thông hiểu:

- Tác dụng của các biện pháp tu từ, hình ảnh, từ ngữ,… trong bài thơ.

- Hiểu được nội dung bài thơ.

- Hiểu được thông điệp bài thơ.

Vận dụng:

- Cảm nhận về chủ thể trữ tình trong bài thơ.

- Rút ra thái độ và cách ứng xử của bản thân sau khi đọc bài thơ.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ/ đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

TIẾNG VIỆT

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

***

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

***

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

* * *

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.

(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB Văn học 2002)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thơ 7 chữ

B. Thơ 8 chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ lục bát

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong các câu thơ sau?

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.”

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Điệp từ

Câu 4. Thông điệp nào được gợi ra trong đoạn thơ?

A. Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B. Hãy học tiếng Việt thật giỏi

C. Ngoài tiếng Việt nên học thêm một ngôn ngữ khác

D. Tiếng Việt đã có từ xa xưa nên cần đổi mới tiếng Việt

Câu 5. Trong đoạn thơ trên tác giả đã ca ngợi những đặc trưng nào của tiếng Việt?

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”

Câu 7. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 8. Theo em, cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) trình bày cảm xúc của em sau khi đọc xong một bài thơ mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 2

B. Thơ 8 chữ

0,5 điểm

Câu 3

B. So sánh

0,5 điểm

Câu 4

A. Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra những đặc trưng của tiếng Việt được nói đến trong đoạn thơ: Tiếng Việt nhiều thanh điệu, gợi hình, gợi thanh, gợi cảm, có ý nghĩa sâu sắc, có khả năng diễn tả mọi phương diện, mọi cung bậc cảm xúc của con người.

0,5 điểm

Câu 6

HS chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ:

Biện pháp so sánh: tiếng Việt / như bùn, như lụa, mềm mại như tơ.

Tác dụng: diễn tả sự giàu đẹp của tiếng Việt, làm tăng sức biểu đạt cho câu thơ.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu được nội dung chính: Ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt và thể hiện tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt.

0,5 điểm

Câu 8

HS nêu được các phương pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

- Yêu và quý trọng tiếng Việt, có ý thức giữ gìn và phát triển tiếng Việt.

- Thường xuyên rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt,…

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn biểu cảm (15 – 20 dòng)

Mở đoạn giới thiệu được bài thơ và tình cảm của người viết. Thân đoạn triển khai được cảm xúc của bản thân khi đọc xong bài thơ. Kết đoạn khẳng định lại thông điệp của đoạn thơ.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

HS bộc lộ cảm xúc về bài thơ tự chọn ấn tượng nhất.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và lí do chọn bài thơ đó.

- Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ đó.

- Về nội dung

- Về nghệ thuật

- Khái quát lại tình cảm, cảm xúc với bài thơ và rút ra thông điệp.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi