ĐỀ 4
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Nghị luận xã hội | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết | Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 50 |
Tổng | 20 | 10 | 20 | 10 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Nghị luận xã hội | Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. - Nhận biết được từ Hán Việt. Thông hiểu: - Xác định được phép liên kết câu. - Hiểu được chủ đề của văn bản. - Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản. - Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống. | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 1TL | |
2 | Viết | Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật. - Xác định được bố cục bài văn, nhân vật và chi tiết thể hiện đặc điểm của nhân vật. Thông hiểu: - Trình bày đặc điểm của nhân vật đó. - Phân tích các chi tiết để làm rõ đặc điểm của nhân vật. - Thể hiện tình cảm của bản thân với nhân vật. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân để trình bày bài viết. - Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật đó. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 1TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 4 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Giả sử nếu một ngày đẹp trời nào đó, tinh thần trách nhiệm của loài người bị mất đi, hãy hình dung một viễn cảnh của xã hội: Con người không biết mình sống để làm gì. Sống lang thang, bơ vơ, vô định. Tất nhiên lúc đó không còn là sống mà chỉ là tồn tại. Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình.
[…]
Vì sao ta thiếu trách nhiệm?
Trách nhiệm đồng nghĩa với nguy cơ mình bị tổn thất một điều gì đó. Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Không ai muốn mình phải tổn thất, vì thế nhu cầu an toàn trong mỗi con người khiến họ tìm cách trốn tránh trách nhiệm cá nhân và đùn đẩy nó cho người khác mà tốt nhất là cho tập thể. Vì tập thể sai thì có nghĩa là không ai sai cả, hoặc cái sai đó sẽ được chan đều và tất nhiên trách nhiệm của mình sẽ nhẹ đi đáng kể.
Tôi phạm luật vì ai cũng làm như thế cả, tôi không làm thì sẽ bị thua thiệt. Tôi không có mục đích sống vì chẳng ai cho tôi mục đích. Tôi bị cám dỗ vì xã hội có quá nhiều thứ xấu xa. Tôi học tệ vì thầy cô, vì tôi không đủ điều kiện. Tôi vượt đèn đỏ vì hoàn cảnh bắt buộc. Tôi xấu xa thế này là bởi gia đình…
Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy. Hiện tại, điều gì đang khiến chúng ta xấu hổ với chính mình? Điều gì khiến chúng ta hổ thẹn với gia đình và xã hội?
(Trích Sống trách nhiệm - Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản đồng thoại
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin
D. Truyện khoa học viễn tưởng
Câu 2. Theo tác giả, hậu quả của việc thiếu tính trách nhiệm là gì?
A. Con người đánh mất chính mình
B. Bị mọi người xung quanh xa lánh
C. Không thể đạt đến thành công
D. Hủy hoại sức khỏe của bản thân
Câu 3. Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn sau “Con người sẽ vui chơi ăn uống vô độ, hủy hoại sức khỏe bản thân. Con người sẽ chây lười, chẳng làm gì để giữ gìn bản thân. Thiếu tính trách nhiệm, con người đánh mất chính mình”?
A. Phép thế
B. Phép lặp
C. Phép nối
D. Sử dụng các từ trái nghĩa
Câu 4. Từ nào sau đây không phải từ Hán Việt?
A. con người
B. gia đình
C. xã hội
D. tồn tại
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Nếu nói dối, làm sai, gây hại… thì khi nhận trách nhiệm về mình, bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó.
Câu 6. Em hiểu câu nói “Sống thiếu trách nhiệm, con người sẽ đánh mất mình” như thế nào?
Câu 7. Lời khuyên “Hãy đánh thức trách nhiệm với bản thân mình – với gia đình – với xã hội bắt đầu bằng cảm xúc xấu hổ và hành động tự nhận lỗi về mình trước khi đùn đẩy” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với em?
Phần II. Viết (5,0 điểm)Em hãy viết một bài văn phân tích một nhân vật văn học trong cuốn sách mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | B. Văn bản nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Con người đánh mất chính mình | 0,5 điểm |
Câu 3 | B. Phép lặp | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. con người | 0,5 điểm |
Câu 5 | HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật: - Biện pháp liệt kê: Nếu nói dối, làm sai, gây hại/ bạn sẽ bị tổn thất danh dự, tổn thất thời gian khắc phục, tổn thất niềm tin, mất chức, phải bồi thường hoặc chịu một hình phạt nào đó. - Tác dụng: Tác giả đã nhấn mạnh hậu quả của những người sống thiếu trách nhiệm. Làm tăng sức biểu đạt cho câu văn. | 1,0 điểm |
Câu 6 | HS nêu ý hiểu của mình: - Chúng ta luôn phải không ngừng cố gắng để đạt được những điều mà ta muốn. Tích luỹ tất cả kinh nghiệm để giúp cho ta ở hiện tại lẫn tương lai. Vì bản thân phát triển tốt chúng ta luôn phải đối mặt với những gì chúng ta làm và gây ra kể cả sai lầm nghiêm trọng. Chịu trách nhiệm trước mọi người về hành động của mình là một hành động thông minh, bản lĩnh. - Khi thiếu trách nhiệm, con người sẽ không biết mình sống để làm gì, thiếu mục đích sống, con người sống buông thả, không giữ gìn bản thân. | 1,0 điểm |
Câu 7 | HS nêu ý nghĩa của lời khuyên đối với bản thân mình: Dám nhận trách nhiệm về mình, dám nhận sai và sửa sai. Trong cuộc sống, hãy là một người có trách nhiệm với bản thân, hãy nhận lỗi và sửa lỗi. Vì hành vi này của bạn sẽ giúp chính bạn trở nên đúng đắn, cao thượng, có tín ngưỡng chân chính và có một cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta, xin đừng trốn tránh lỗi lầm của bản thân mà trở nên lầm lỡ, từ bỏ cuộc sống tốt đẹp. Hãy chân thành, trách nhiệm trong mọi hành động của bạn. Bởi vì có như vậy, bạn mới có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích Mở bài giới thiệu được nhân vật. Thân bài triển khai được các đặc điểm của nhân vật. Kết bài nêu tình cảm đối với nhân vật và bài học rút ra từ nhân vật ấy. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật. - Thân bài: + Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật. + Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ,… của nhân vật). + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật,… + Ý nghĩa của hình tượng nhân vật. - Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |