Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 2 )


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

10

25

10

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cấu trúc và đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Nhận biết được thuật ngữ, từ Hán Việt.

Thông hiểu:

- Biết cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

Vận dụng:

- Vận dụng thông tin trong văn bản vào cuộc sống.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài thuyết minh.

- Xác định được bố cục bài văn, quy tắc hoặc luật lệ.

Thông hiểu:

- Trình bày quy tắc hoặc luật lệ đó theo một trật tự hợp lí.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân để trình bày bài viết.

- Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật đó.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tháng 3, khi những sắc hoa rừng lan tỏa khắp nơi lôi cuốn những đàn ong rừng đi tìm mật, cũng là lúc các buôn làng của người dân Tây Nguyên chuẩn bị cho mùa vụ mới. Để cho mùa màng được bội thu, hạt lúa đầy nhà, mang lại ấm no cho buôn làng, người dân Bản Đôn bắt đầu tổ chức những lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội đua voi độc đáo.

(2)… Vào sáng sớm của ngày hội đua voi, đoàn người của buôn làng cùng già làng đến bến nước để làm lễ cúng, nhằm cảm tạ thần nước đã đem lại may mắn trong năm cũ và cầu cho mưa thuận gió hòa trong năm mới. Cúng xong mọi người sẽ lấy nước đựng trong quả bầu khô bỏ vào gùi mang về nhà để lấy khước cho năm mới. Sau đó, mọi người tập trung về ngôi nhà sàn cộng đồng để cùng ăn thịt, uống rượu cần, ca hát và nhảy múa với âm vang cồng chiêng rộn rã.

(3) Để con voi luôn khỏe mạnh và thể hiện lòng yêu quý với chúng, lễ cúng sức khỏe cho voi luôn được thực hiện hàng năm. Lễ vật là 3 ché rượu cần, một con heo và một bầu nước. Lễ xong mọi người ca hát nhảy múa hân hoan để bắt đầu cuộc thi voi với những tiếng cồng chiêng thúc giục.

(4) Một bãi đất trống bằng phẳng của buôn làng được sử dụng để đua voi, những con voi to lớn đứng giàn thành hàng ngang từ 5 đến 10 con, trên lưng là 2 chàng quản tượng có nhiệm vụ điều khiển voi. Sau hiệu lệnh một hồi tù và ngân lên, đàn voi với sức mạnh phóng nhanh từng đàn về phía trước nghe rầm rập cả đất trời. Tiếng cồng chiêng thúc giục, hòa với tiếng vỗ tay, la hét cổ vũ inh ỏi của khách du lịch tham quan làm cho lễ hội đua voi náo nhiệt, rộn rã đến lạ thường. Những chàng quản tượng người Ê Đê, M’Nông trong trang phục rực rỡ của dân tộc ngồi trên lưng voi. Người cầm gậy ngồi trước thì điều khiển sao cho voi chạy thẳng đường, người ngồi sau thì cầm búa gỗ quất vào mông voi, thúc voi tăng tốc thật nhanh để băng băng về đích.

(5) Người dân trai gái ở khắp các buôn làng Bản Đôn diện những trang phục màu sắc rực rỡ, độc đáo của dân tộc cùng đến cổ vũ náo nhiệt. Tiếng chiêng, tiếng trống gióng lên làm cho đàn voi như được tiếp thêm sức mạnh. Tiếng bước chân rầm rập của đàn voi làm xới tung cả bãi đất trống. Những cành lá khô bay xáo xác, tiếng gió rít mạnh cùng với tiếng cồng chiêng âm vang, làm vang vọng cả núi rừng cao nguyên bạt ngàn Bản Đôn.

(Trà Khaly, trích Lễ hội đua voi độc đáo ở Bản Đôn, báo điện tử vnexpress)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Câu 2. Lễ hội Đua Voi ở Bản Đôn diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. Cuối năm

B. Tháng 1

C. Tháng 2

D. Tháng 3

Câu 3. Tại sao lễ cúng sức khỏe cho voi luôn được thực hiện hàng năm?

A. Vì đây là phong tục truyền thống, không thể bỏ

B. Vì lòng yêu quý voi và cầu cho chúng luôn mạnh khỏe

C. Vì người dân rất yêu quý voi, coi voi như con người

D. Vì voi hay bị bệnh, ốm yếu

Câu 4. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?

A. Vụ mùa

B. La hét

C. Cảm tạ

D. May mắn

Câu 5. Đâu không phải là lễ vật cúng sức khỏe cho voi?

A. Một con gà

B. Một con heo

C. Ba chén rượu

D. Một bầu nước

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu không đúng về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản?

A. Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

B. Dùng nhiều biện pháp tu từ

C. Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản đề cập

D. Chủ yếu sử dụng dạng câu trần thuật

Câu 7. Đoạn (4) mang đến cho người đọc thông tin gì?

A. Những chàng trai Tây Nguyên

B. Trang phục của dân tộc

C. Khung cảnh thiên nhiên Tây Nguyên

D. Cụ thể lễ hội đua voi

Câu 8. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì?

A. Khung cảnh Tết ở Tây Nguyên

B. Lễ hội cầu sức khỏe cho voi

C. Lễ hội đua voi ở Bản Đôn

D. Các lễ hội ở Tây Nguyên

Câu 9. Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là gì? Tác giả đã thực hiện mục đích đó như thế nào?

Câu 10. Qua văn bản trên, em cảm nhận như thế nào về những giá trị sống được bộc lộ qua lễ hội đua voi ở Bản Đôn?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em đã được tham gia.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 2

D. Tháng 3

0,5 điểm

Câu 3

B. Vì lòng yêu quý voi và cầu cho chúng luôn mạnh khỏe

0,5 điểm

Câu 4

C. Cảm tạ

0,5 điểm

Câu 5

A. Một con gà

0,5 điểm

Câu 6

B. Dùng nhiều biện pháp tu từ

0,5 điểm

Câu 7

D. Cụ thể lễ hội đua voi

0,5 điểm

Câu 8

C. Lễ hội đua voi ở Bản Đôn

0,5 điểm

Câu 9

HS nêu mục đích và cách thực hiện mục đích của tác giả:

- Theo em, mục đích của tác giả khi viết văn bản này là muốn thuyết minh cho mọi người biết về lễ hội đua voi ở Bản Đôn. Tác giả muốn chứng minh rằng lễ hội đua voi ở Tây Nguyên đã góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam

- Tác giả đã thực hiện mục đích đó bằng cách thuyết minh chi tiết về lễ hội: từ thời điểm được chọn để tổ chức, dẫn dắt người đọc vào thông tin chính, những việc cần chuẩn bị cho ngày lễ, đến những trang phục, người tham gia….

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu cảm nhận của mình:

Sau khi đọc văn bản, HS cảm nhận được tính cộng đồng cùng sự tự hào, trân trọng con vật nuôi của người dân,…

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài giới thiệu được trò chơi. Thân bài triển khai được các quy tắc, luật lệ của trò chơi. Kết bài nêu cảm nghĩ của mình với trò chơi ấy.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em đã được tham gia.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

Giới thiệu về trò chơi (tên gọi, hoàn cảnh diễn ra, đối tượng tham gia,…)

Thân bài:

- Miêu tả quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi.

- Nêu tác dụng của trò chơi.

Kết bài:

Ý nghĩa của trò chơi với cuộc sống con người.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi