Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 3 )


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được từ Hán Việt.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Thế hệ sinh ra trong những năm tháng chiến tranh rất hay dùng từ “lí tưởng”. Ngày nay, các bạn trẻ ngại dùng từ này. Nhiều bạn cho rằng lí tưởng là một cái gì đó quá cao siêu, không dành cho những người có “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” như họ. Thực ra, lí tưởng có thể hiểu đơn giản là xác định mục tiêu, đích đến trong cuộc đời mỗi người. Ngay từ thuở học vỡ lòng, có thể bạn đã được cô giáo hỏi sau này muốn làm gì, trở thành người như thế nào. Điều lạ lùng là những đứa trẻ trả lời rất nhanh câu hỏi này, trong khi nhiều người sắp trưởng thành lại lúng túng không tìm ra đáp án cho chính mình. Hình như càng lớn lên thì người ta càng hay đánh rơi ước mơ của mình. “Tôi không biết mình thực sự muốn gì”, đó là câu trả lời tôi thường được nghe khi hỏi những người đang chọn trường đại học để nộp hồ sơ dự thi.

Các cơ quan, tổ chức muốn phát triển thì luôn phải lập ra kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm, thậm chí là chục năm. Bạn cũng nên lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho cuộc đời mình. Mỗi người cần xác định rõ ưu điểm của bản thân, nếu bạn biết mình mạnh ở điểm nào, nếu bạn rõ niềm say mê của mình, bạn sẽ nhìn thấy mục tiêu của cuộc đời bạn. Hãy cầm lấy tay chèo và hướng về cái đích mà bạn tự đặt ra cho mình, đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận.

(Trích “50 Điều trường học không dạy bạn”, Charles J. Sykes, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2001, Tr. 115)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Tự sự

Câu 2. Theo tác giả, “lí tưởng” có nghĩa là gì?

A. Là một cái gì đó quá cao siêu

B. Là xác định mục tiêu, đích đến trong cuộc đời mỗi người

C. Là giấc mơ của mỗi người

D. Là hình mẫu lí tưởng mà con người muốn trở thành

Câu 3. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt

A. ưu điểm

B. ngày nay

C. đích đến

D. mông lung

Câu 4. Câu nào sau đây thể hiện chủ đề của văn bản?

A. Thế hệ sinh ra trong những năm tháng chiến tranh rất hay dùng từ “lí tưởng”

B. Hình như càng lớn lên thì người ta càng hay đánh rơi ước mơ của mình

C. Tôi không biết mình thực sự muốn gì

D. Hãy cầm lấy tay chèo và hướng về cái đích mà bạn tự đặt ra cho mình, đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu “Mỗi người cần xác định rõ ưu điểm của bản thân, nếu bạn biết mình mạnh ở điểm nào, nếu bạn rõ niềm say mê của mình, bạn sẽ nhìn thấy mục tiêu của cuộc đời bạn”.

Câu 6. Theo tác giả, tại sao nhiều bạn trẻ ngày nay ngại dùng từ “lí tưởng”?

Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm “Hình như càng lớn lên thì người ta càng hay đánh rơi ước mơ của mình” không? Vì sao?

Câu 8. Em rút ra được bài học gì từ lời khuyên: Hãy cầm lấy tay chèo và hướng về cái đích mà bạn tự đặt ra cho mình, đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em có suy nghĩ gì về hiện tượng bạo lực học đường? Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn ngắn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

B. Là xác định mục tiêu, đích đến trong cuộc đời mỗi người

0,5 điểm

Câu 3

A. ưu điểm

0,5 điểm

Câu 4

D. Hãy cầm lấy tay chèo và hướng về cái đích mà bạn tự đặt ra cho mình, đừng để cuộc đời bạn trôi đi mông lung giữa trùng dương vô tận

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật:

- Điệp từ: nếu bạn

- Tác dụng: tác giả nhấn mạnh mỗi người cần nắm rõ ưu điểm của bản thân để thấy được mục tiêu của cuộc đời mình. Làm cho câu văn giàu sức biểu cảm.

1,0 điểm

Câu 6

HS giải thích: Nhiều người ngại dùng từ “lí tưởng” bởi vì: Nhiều bạn cho rằng lí tưởng là một cái gì đó quá cao siêu, không dành cho những người có “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” như họ.

0,5 điểm

Câu 7

HS nêu quan điểm của mình và giải thích lí do. Ví dụ:

- Đồng tình

- Lí giải: Khi lớn lên, sự lựa chọn hướng đi của con người thường bị chi phối bởi các xu hướng của xã hội, bởi những ràng buộc trách nhiệm, do đó, người ta thường quên mất hoặc không dám theo đuổi ước mơ của mình.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu bài học: Đừng sống một cuộc sống không có mục tiêu, không có lí tưởng; hãy xác định mục tiêu và làm chủ hướng đi của cuộc đời mình.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề, nêu bài học.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bạo lực học đường.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở Bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: hiện tượng bạo lực học đường

Thân Bài:

* Thực trạng:

- Ở trong trường học, hiện tượng các em học sinh chửi bới, lặng mạ, sỉ nhục bạn bè hiện nay khá phổ biến.

- Bên cạnh việc lăng mạ, xúc phạm người khác thì hiện tượng đánh nhau giữa học sinh cũng không phải khó gặp, thậm chí có nhiều trường hợp công an phải vào cuộc.

- Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa các bạn nam mà hiện nay còn xảy ra ở các bạn nữ.

* Nguyên nhân:

- Chủ quan: do ý thức của các bạn học sinh còn kém, muốn thể hiện bản thân mình hơn người nên dùng bạo lực và ngôn ngữ không đứng đắn để chứng minh.

- Khách quan: do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc.

* Hậu quả:

- Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung.

- Gây ra những hình ảnh xấu cho học sinh, nhà trường và gia đình.

- Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

* Giải pháp:

- Mỗi học sinh cần có nhận thức đúng đắn, sống chan hòa với mọi người, hướng đến những điều tốt đẹp, không dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

- Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, giáo dục về ý thức, tư duy cho các em.

- Nhà trường cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lí những hành vi bạo lực học đường để răn đe và không cho các em tái phạm.

Kết Bài: Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận, rút ra bài học cho bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi