Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 5 )


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận

văn học

2

1

2

1

0

1

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận văn học

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học trên phương diện nội dung, hình thức trong mối quan hệ với tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thời đại,… và khái quát giá trị chung của tác phẩm.

- Nêu được bằng chứng, lí lẽ của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

- Nhận biết được từ Hán Việt và thuật ngữ.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Nhan đề của bài thơ làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa xuân qua những vần thơ đầy ý nghĩa. Bông hoa tím biếc và âm thanh rộn rã tả một thế giới tràn đầy nhựa sống. Cảnh mùa xuân mang nét riêng của xứ Huế, khác với hình ảnh mùa xuân trong thơ Nguyễn Du, một không gian thoáng rộng với nền cỏ xanh điểm hoa lê trắng hay khác với sắc xuân trong thơ Hàn Mặc Tử: “Làn nắng ửng khói mơ tan”. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải là dòng sông xanh trong suốt từ bao giờ. Dòng sông xanh chính là dòng sông Hương thơ mộng với sắc hoa lục bình tím biếc. Một màu tím đặc trưng cho xứ Huế mộng mơ. Khiến cho mỗi người đọc liên tưởng đến mỗi vần thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân. Cách đảo ngữ “mọc”, gây ấn tượng về sự vươn lên đầy sức sống cỏ cây – một sức sống tràn trề tươi trẻ, một sự vận động nội tại của thiên nhiên cỏ cây. Cả một không gian cao rộng, nghe tiếng chim hót nàng thơ thốt lên lời gọi của tiếng chim thật thật thiết tha.

(2) Thế là mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng đã đến với xứ Huế. Ông yêu cái xứ Huế đến nỗi nghĩ đến xứ Huế với bao tình cảm đẹp, thiết tha, da diết. Thế nên bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình cảm của con người, cảm thấy tình cảm của con người dành cho quê hương đất nước như thấm vào máu thịt. Tâm hồn nhà thơ lại mở rộng để đón nhận, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp sức sống nhẹ nhàng đưa tay đón lấy, hứng lấy “Từng giọt long lanh rơi” … Giọt âm thanh hay giọt sương? Cũng có thể là giọt mưa xuân. Bài ca xứ Huế vào xuân nghe tiếng hót trong trẻo véo von, thánh thót của chim chiền chiện. Có lẽ âm thanh ấy sẽ kết đọng lại thành giọt long lanh, lấp lánh và nhà thơ muốn đưa tay nhận từng giọt âm thanh ấy! Rất sáng tạo và đầy gợi cảm!

(3) Nếu như Xuân Diệu đã có lần say sưa trước vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” để rồi hào hứng thốt lên “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thì Thanh Hải cũng ngất ngây tưởng chừng như hứng được cả tiếng xuân, giọt xuân trong tay. Thanh Hải đã dùng nghệ thuật chuyển hoá cảm xúc của mình. Từ âm thanh của tiếng chim nhà thơ tưởng như thấy được bằng thính giác, đã có thể nhìn thấy nó bằng thị giác rồi hứng cả tiếng chim trong tay bằng xúc giác. Dường như nhà thơ căng hết các giác quan của mình để đón nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân. Cảm xúc ấy chỉ có thể có được trong một con người bình yên, không có một chút vướng bận, lo lắng gì cả. Đó cũng là cảm xúc của một con người yêu cuộc đời, yêu cuộc sống biết bao!

Câu 1. Trong đoạn (1), tác giã đã tập trung làm rõ phương diện nào của văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”?

A. Nội dung

B. Nghệ thuật

C. Nhan đề

D. Tình cảm của nhà thơ Thanh Hải

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Từng giọt long lanh rơi”?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

Câu 3. Theo người viết, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận tiếng chim?

A. Thính giác, thị giác, xúc giác

B. Thính giác, thị giác, khứu giác

C. Thị giác, xúc giác, vị giác

D. Thị giác, xúc giác, khứu giác

Câu 4. Câu nào là câu nêu chủ đề của đoạn trích trong các câu sau đây?

A. Nhan đề của bài thơ làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa xuân qua những vần thơ đầy ý nghĩa.

B. Ông yêu cái xứ Huế đến nỗi nghĩ đến xứ Huế với bao tình cảm đẹp, thiết tha, da diết.

C. Dường như nhà thơ căng hết các giác quan của mình để đón nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân.

D. Đó cũng là cảm xúc của một con người yêu cuộc đời, yêu cuộc sống biết bao!

Câu 5. Khi tập trung làm rõ nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”, người viết đã liên hệ đến những tác giả nào khác? Điều đó có tác dụng gì?

Câu 6. Ở đoạn (2), người viết đã tập trung bàn luận vấn đề gì? Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.

Câu 7. Qua ngòi bút của người viết, em có cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ Thanh Hải với quê hương xứ Huế?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Theo em, bản thân mỗi người cần phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa? Trình bày suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nhan đề

0,5 điểm

Câu 2

D. Ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 3

A. Thính giác, thị giác, xúc giác

0,5 điểm

Câu 4

A. Nhan đề của bài thơ làm toát lên vẻ đẹp của thiên nhiên của mùa xuân qua những vần thơ đầy ý nghĩa.

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu các tác giả được nhắc tới trong bài viết:

- Cảnh mùa xuân mang nét riêng của xứ Huế, khác với hình ảnh mùa xuân trong thơ Nguyễn Du, một không gian thoáng rộng với nền cỏ xanh điểm hoa lê trắng hay khác với sắc xuân trong thơ Hàn Mặc Tử: “Làn nắng ửng khói mơ tan”.

- Tác dụng: Để làm rõ sự khác biệt và độc đáo về ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Làm tăng sự phong phú, đa dạng cho dẫn chứng.

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu luận điểm và lí lẽ dẫn chứng đoạn (2):

- Luận điểm: Tình cảm của nhà thơ với xứ Huế.

- Lí lẽ: Bức tranh thiên nhiên thấm đẫm tình cảm của con người, cảm thấy tình cảm của con người dành cho quê hương đất nước như thấm vào máu thịt

- Bằng chứng: Âm thanh của tiếng chim: Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu cảm nhận về tình cảm của nhà thơ Thanh Hải:

Thanh Hải là một nhà thơ giàu tình cảm với quê hương. Ông yêu mến và say mê cái đẹp của Huế thương. Nhà thơ muốn cống hiến, dâng hiến cho quê hương đất nước với những ước nguyện tươi đẹp.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bản thân cần làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa?

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

Thân bài:

- Giải thích:

Mỗi người chỉ được sống một lần, tuổi trẻ là lúc thích hợp nhất để con người trau dồi, học tập để trở thành một công dân tốt, một con người có ích. Chính vì thế, điều quan trọng nhất mà bản thân mỗi người cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa là việc học tập, rèn luyện bản thân, hướng tới những điều tốt đẹp.

- Phân tích:

+ Là học sinh, chúng ta cần không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết nhìn nhận vào những lỗi sai của bản thân mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục.

+ Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, là nền tảng để chúng ta cố gắng, chính vì thế, ta cần sống có đam mê, ước mơ và cố gắng theo đuổi đam mê đó.

+ Việc rèn luyện bản thân sẽ làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết và khắc phục được những khuyết điểm của mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.

+ Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người.

- Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người trẻ tích cực trau dồi, học hỏi, vươn lên để minh họa cho bài làm của mình.

- Phản đề:

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi bản thân. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không biết phấn đấu, vươn lên,… chúng ta không nên học theo những lối sống này.

Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận: điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi