Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 7 )


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản, bài học được thể hiện.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục, vấn đề nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đó là lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗi của họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽ có khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chính bạn.

(2) [...] Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọi việc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hành rất chăm chỉ... trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại”. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống.

(trích Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

A. Người thành công

B. Người thất bại

C. Sự trách nhiệm

D. Làm chủ cuộc sống

Câu 3. Theo tác giả, kẻ thất bại có khuynh hướng như thế nào?

A. Đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ

B. Không dám chịu trách nhiệm với nững việc mình gây ra

C. Không chịu nỗ lực cố gắng

D. Không làm chủ được cuộc đời mình

Câu 4. Trong các câu sau, đâu là câu nêu dẫn chứng?

A. Họ tin rằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó.

B. Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ.

C. Những người và những việc xung quanh mình khiến mình thất bại.

D. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ.

Câu 5. Người thành công và người thất bại khác nhau như thế nào?

Câu 6. Việc nêu dẫn chứng ở cả 2 đoạn văn có tác dụng gì?

Câu 7. Em hiểu như thế nào về câu nói “Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn.”?

Câu 8. Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích trên?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về vai trò của sự chủ động trong cuộc sống mỗi người.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

D. Làm chủ cuộc sống

0,5 điểm

Câu 3

A. Đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ

0,5 điểm

Câu 4

D. Họ đổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học, đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ.

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra sự khác nhau giữa người thành công và kẻ thất bại:

- Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ → làm chủ được cuộc sống của mình.

- Kẻ thất bại có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người, ngoại trừ bản thân họ → không làm chủ được cuộc sống của mình.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra tác dụng của việc nêu dẫn chứng:

- Chứng minh cho vấn đề cần nghị luận: Người thành công luôn tự chịu trách nhiệm về mình và kẻ thất bại luôn đổi lỗi cho mọi người.

- Làm tăng sức thuyết phục người đọc, người nghe.

0,5 điểm

Câu 7

HS nêu ý hiểu của mình về câu nói:

- Nhận lãnh trách nhiệm về mình sẽ tạo ra động lực để ta cố gắng, cải tạo những khuyết điểm, khích lệ để phát huy những điều tốt đẹp đã đạt được.

- Nhận lãnh trách nhiệm về bản thân thể hiện sự dũng cảm, bản lĩnh và ý thức trách nhiệm... Đây là những điều tạo nên sức mạnh để mình làm nên thành công trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu bài học:

- Biết nhận lỗi về mình khi bản thân làm sai.

- Ý thức được trách nhiệm của bản thân khi đưa ra quyết định.

- Đối diện với thất bại và tìm mọi cách để khắc phục.

- Đề cao lòng tự trọng của con người.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Vai trò của sự chủ động trong cuộc sống mỗi người.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Vai trò của sự chủ động trong cuộc sống.

Thân bài:

- Giải thích:

+ Chủ động: luôn biết làm chủ cuộc sống của mình, đề ra mục tiêu và thực hiện chúng một cách hoàn thiện, không để người khác phải nhắc nhở những công việc liên quan đến bản thân mình.

+ Sự chủ động có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống con người, nó làm cho con người năng động hơn, sáng tạo hơn, giúp ích rất nhiều cho cuộc sống.

- Phân tích:

+ Biểu hiện của người luôn sống ở thế chủ động:

• Tự giác làm những công việc của mình mà không để người khác phải nhắc nhở, thúc giục, luôn có ý thức hoàn thành công việc đúng hạn một cách tốt nhất.

• Cần cù, sáng tạo, luôn tìm cách làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp, thuận tiện nhất có thể.

• Biết lường trước tình hình, làm việc có tầm nhìn, luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn, thử thách.

+ Ý nghĩa, vai trò của việc sống ở thế chủ động:

• Sống ở thế chủ động sẽ giúp con người nắm bắt được cơ hội, cục diện tốt hơn, từ đó tạo ra những thành công cho bản thân mình.

• Việc sống ở thế chủ động sẽ hạn chế được những tình huống bất ngờ, những ảnh hưởng tâm lí khi sự việc ập đến.

• Người sống ở thế chủ động sẽ được mọi người yêu quý, tín nhiệm, tin tưởng và học tập theo, từ đó truyền được nguồn cảm hứng, những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

- Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống ở thế chủ động để minh họa cho bài làm văn của mình.

- Phản đề:

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống ở thế bị động, không có mục tiêu, không biết lường trước cuộc sống, khi có chuyện không may xảy đến không biết ứng phó. Lại có những người sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác mà không cố gắng trong cuộc sống của chính mình,…

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Vai trò của sự chủ động trong cuộc sống; đồng thời liên hệ bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi