Đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 8 )


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Nhận biết:

- Xác định được kiểu viết đoạn văn biểu cảm.

- Xác định được bố cục đoạn văn, vấn đề cần biểu cảm.

Thông hiểu:

- Giới thiệu được tác giả, bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu được ấn tượng chung, cảm xúc về bài thơ. đoạn thơ đó.

- Trình bày, diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được đoạn văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn;

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

ANH HAI

- Ăn thêm cái nữa đi con!

- Ngán quá, con không ăn đâu!

- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!

- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!

Thằng bé lắc đầu nguầy nguậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường sát mép cổng. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.

Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:

- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.

- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh. – Con bé nói rồi thút thít.

- Ừ, tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!

(Theo Lý Thanh Thảo)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyện ngụ ngôn

B. Truyện cười

C. Truyện ngắn

D. Truyện đồng thoại

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là phương thức nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên xoay quanh vấn đề gì?

A. Cách ăn đồ ăn giữa những đứa trẻ nhà giàu và nhà nghèo

B. Cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ nghèo khó

C. Cách ăn uống mất vệ sinh của hai đứa trẻ nghèo khó

D. Cách cư xử của người anh khi chia bánh cho em gái

Câu 4: Câu thoại nào đã làm nổi bật ý nghĩa nhan đề?

A. “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!”

B. “Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh.”

C. “Ngán quá, con không ăn đâu!”

D. “Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!”

Câu 5: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn sau “Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon.”?

A. So sánh, nhân hóa

B. Hoán dụ, ẩn dụ

C. Ẩn dụ, nói quá

D. Liệt kê, nói giảm nói tránh

Câu 6: Câu văn “Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho.” thể hiện ý nghĩa gì?

A. Sự bất chấp, không giữ được bình tĩnh của hai em khi tranh nhau miếng bánh

B. Những khó khăn, cơ cực, thiếu thốn cũng như cái nghèo khổ bám lấy hai anh em

C. Vết bẩn khó có thể phủi, lau sạch được

D. Bụi bẩn dính vào chiếc bánh khiến hai anh em tiếc nuối, cứ đứng mãi đó mà không chịu rời đi

Câu 7: Nghĩa của từ “háu đói” là gì?

A. Nôn nóng, muốn đòi hỏi được đáp ứng ngay, không tự kiềm chế được

B. Nóng lòng muốn được làm việc đó ngay nhưng bị người khác kiềm chế lại

C. Bối rối, không làm chủ được tình cảm, hành động của bản thân

D. Mất bình tĩnh, sợ hãi

Câu 8: Các từ ngữ “anh Hai”, “ráng”, “má”, “cưng”, “biểu” là những từ ngữ địa phương thuộc miền nào?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Cả ba miền

Câu 9: Câu nói của người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” chứng tỏ điều gì? Tìm câu tục ngữ, ca dao có cùng ý nghĩa.

Câu 10: Qua văn bản, em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp nào? Từ đó, hãy liên hệ bản thân và nêu ra hai hành động thiết thực mà em có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ “Mùa xuân nhỏ nhỏ” của Thanh Hải.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

A. Tự sự

0,5 điểm

Câu 3

B. Cách cư xử của thằng bé con nhà giàu và hai đứa trẻ nghèo khó

0,5 điểm

Câu 4

A. “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!”

0,5 điểm

Câu 5

C. Ẩn dụ, nói quá

0,5 điểm

Câu 6

B. Những khó khăn, cơ cực, thiếu thốn cũng như cái nghèo khổ bám lấy hai anh em

0,5 điểm

Câu 7

A. Nôn nóng, muốn đòi hỏi được đáp ứng ngay, không tự kiềm chế được

0,5 điểm

Câu 8

C. Miền Nam

0,5 điểm

Câu 9

- Câu nói của người anh “Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!” chứng tỏ sự hồn nhiên, trong sáng của hai anh em. => anh yêu thương, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em.

- Câu tục ngữ:

Ví dụ: “Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.

1 điểm

Câu 10

- HS chỉ ra thông điệp mà tác giả gửi gắm:

Gợi ý:

+ Không nên lãng phí đồ ăn

+ Phải biết yêu thương, kính trọng, trân trọng những thứ tốt đẹp mà cha mẹ dành cho mình

+ Ca ngợi tình anh em ruột thịt, luôn quan tâm, yêu thương, đùm bọc, nhường nhịn, sẻ chia với nhau dù cuộc sống có khó khăn, thiếu thốn.

- HS liên hệ bản thân, nêu ra hai hành động thiết thực mà em có thể vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: không lãng phí đồ ăn, thực phẩm; chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt phương thức biểu đạt biểu cảm.

- Câu chủ đề: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu.

- Chia sẻ cảm xúc của em về bài thơ

+ Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

+ Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

+ Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình

- Đánh giá về bài thơ.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi