Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 1)


ĐỀ 1

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.

- Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự.

Thông hiểu:

- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

- Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 1

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÁ LA

Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.

Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kì lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.

(Nguồn: https://tuoitre.vn)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện cổ tích

C. Truyền đồng thoại

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Nhân vật người má trong câu chuyện được làm nổi bật qua mấy thời điểm?

A. 1 thời điểm

B. 2 thời điểm

C. 3 thời điểm

D. 4 thời điểm

Câu 3: Dựa vào văn bản trên, hãy sắp xếp các sự việc sau theo thứ tự đúng trong văn bản:

(1) Người con hỏi lí do vì sao người ba sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về.

(2) Người con nhận ra một điều kì lạ là khi đã lớn lên, đi làm, má chẳng còn la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

(3) Người ba trả lời con: “Má mày già rồi, còn sức đâu la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”

(4) Người con kể về việc hồi nhỏ khi không chịu làm việc nhà, má toàn la.

A. 1 – 2 – 3 – 4

B. 4 – 3 – 2 – 1

C. 1 – 3 – 2 – 4

D. 4 – 2 – 1 – 3

Câu 4: Văn bản trên viết về chủ đề gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương đất nước

C. Tình thầy trò

D. Tình yêu thương con người

Câu 5: Khi những người con lớn lên, đi làm ở Sài Gòn, mỗi lần trở về, người má thường:

A. Tiếp tục la con như khi còn bé.

B. Thỉnh thoảng lại la khi con không làm việc nhà.

C. Vừa làm việc nhà vừa la con

D. Không bắt làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ và chẳng còn la rầy vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

Câu 6: Phó từ trong câu “Tính má tôi rất hay la” là:

A. Tôi

B. Rất

C. Hay

D. La

Câu 7: Câu văn “Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la” có số từ địa phương là:

A. Một từ địa phương

B. Hai từ địa phương

C. Ba từ địa phương

D. Bốn từ địa phương

Câu 8: Trạng ngữ trong câu: “Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ” là:

A. Má

B. Chúng tôi

C. Về thăm nhà

D. Đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ

Câu 9: Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?

Câu 10: Nêu cảm nhận của em về người má “hay la” trong văn bản.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

C. Ba thời điểm

0,5 điểm

Câu 3

D. 4 – 2 – 1 – 3

0,5 điểm

Câu 4

A. Tình cảm gia đình

0,5 điểm

Câu 5

D. Không bắt làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ và chẳng còn la rầy vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

0,5 điểm

Câu 6

A. Rất

0,5 điểm

Câu 7

D. Bốn từ địa phương

0,5 điểm

Câu 8

C. Về thăm nhà

0,5 điểm

Câu 9

- HS có thể nêu cách hiểu khác nhau theo quan điểm của cá nhân, nhưng cần đảm bảo ý: Người ba là người hiểu chuyện, biết quan tâm, lo lắng cho gia đình, thể hiện qua lời nói với con mình về chuyện san sẻ công việc với người má. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm gia đình thật thiêng liêng và là sợi dây gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

1 điểm

Câu 10

- HS nêu được những cảm nhận riêng của mình về người má “hay la” sau khi đọc văn bản.

Yêu cầu:

- Đảm bảo thể thức yêu cầu.

- Đảm bảo nội dung theo yêu cầu.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi