Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

Thông hiểu:

- Xác định được phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu.

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.

- Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự.

Thông hiểu:

- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

- Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRÁI TIM HOÀN HẢO

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...

(Theo Trí Quyền, Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại truyện nào?

A. Truyền cười

B. Truyện châm biếm

C. Truyện ngắn

D. Truyện ngụ ngôn

Câu 2: Ngôi kể của truyện là ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 3: Văn bản trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự kết hợp với miêu tả, nghị luận

B. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận, miêu tả

D. Nghị luận kết hợp với biểu cảm, tự sự

Câu 4: Dựa vào câu chuyện trên, theo em ý nghĩa của nhan đề “Trái tim hoàn hảo” là gì?

A. Một trái tim hoàn hảo là trái tim nguyên vẹn, đẹp đẽ về hình thức

B. Một trái tim hoàn hảo là khi chúng ta biết cho và nhận, khi được nhận yêu thương và biết sẻ chia yêu thương

C. Một trái tim hoàn hảo là trái tim chỉ cần chia sẻ, cảm thông khi có lợi ích cho bản thân mình

D. Một trái tim hoàn hảo là trái tim không có vết xước, được mài giũa theo thời gian để luôn giữ được vẻ đẹp

Câu 5: Em hiểu thế nào về câu nói: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”?

A. Không cần biết cảm thông, quan tâm, giúp đỡ ai, chỉ cần biết đến bản thân mình

B. Nếu như không trao trái tim của mình đi cho mọi người thì mình sẽ sớm nhận lại quả báo

C. Gieo nhân nào gặt quả ấy, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương

D. Luôn đem lại tình yêu thương đến mọi người để họ sẽ đem lại lợi ích cho bản thân chúng ta

Câu 6: Vì sao tác giả cho rằng: trái tim của chàng trai trong câu chuyện tuy không hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết?

A. Vì trái tim của chàng trai là trái tim duy nhất và đặc biệt nhất

B. Vì anh đã dành tình yêu của mình cho cụ già và ngược lại tình yêu từ trái tim cụ già đã chảy trong trái tim anh

C. Vì trái tim đó được ghép lại từ rất nhiều mảnh vỡ của trái tim cụ già

D. Vì không có trái tim nào là hoàn hảo hết, trái tim chàng trai đẹp là do cụ già giúp đỡ, san sẻ cho

Câu 7: Phó từ trong câu văn:“Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai.” bổ sung ý nghĩa cho loại từ nào?

A. Danh từ

B. Trạng ngữ

C. Tính từ

D. Động từ

Câu 8:Giọt nước lăn trên má” của chàng trai được hiểu như thế nào?

A. Giọt nước nhỏ từng giọt vào má chàng trai

B. Giọt nước lăn qua lăn lại trên má chàng trai

C. Giọt nước mắt cảm động, ngưỡng mộ trước trái tim, tấm lòng của cụ già

D. Giọt nước mắt xúc động trước hành động của cụ già

Câu 9: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản trên.

Câu 10: Hãy nêu quan niệm riêng của em về một trái tim hoàn hảo.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Truyện ngắn

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 3

B. Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

0,5 điểm

Câu 4

B. Một trái tim hoàn hảo là khi chúng ta biết cho và nhận, khi được nhận yêu thương và biết sẻ chia yêu thương

0,5 điểm

Câu 5

C. Gieo nhân nào gặt quả ấy, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương

0,5 điểm

Câu 6

B. Vì anh đã dành tình yêu của mình cho cụ già và ngược lại tình yêu từ trái tim cụ già đã chảy trong trái tim anh

0,5 điểm

Câu 7

D. Động từ

0,5 điểm

Câu 8

C. Giọt nước mắt cảm động, ngưỡng mộ trước trái tim, tấm lòng của cụ già

0,5 điểm

Câu 9

Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật thể hiện của văn bản:

- Văn bản có sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ như “vết khuyết” và “vết sẹo”.

- Ngôn ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm.

- Phép điệp “Trái tim hoàn hảo”.

1 điểm

Câu 10

- HS nêu quan niệm của mình về trái tim hoàn hảo:

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Ví dụ: Một trái tim hoàn hảo là một trái yêu thương và được yêu thương. Là khi trái tim ấy trao đi và nhận lại một phần tương tự. Nhưng nếu không được như vậy, một trái tim bao dung sẽ vẫn thấy hạnh phúc vì nó sẽ nhận lại được sự bù đắp từ những trái tim nhân hậu và đồng cảm khác,…

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo.

Danh mục: Đề thi