Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 3)


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài tự sự.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể.

- Giới thiệu được nội dung của vấn đề tự sự.

Thông hiểu:

- Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

- Nắm được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. Cần có sự lựa chọn phù hợp các chi tiết, sự việc.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối kể sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

SANG THU

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Hữu Thỉnh)

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Thơ bốn chữ

B. Thơ năm chữ

C. Thơ tự do

D. Thơ lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Tác giả cảm nhận sự biến đổi của đất trời lúc sang thu lần đầu tiên từ đâu?

A. Từ một mùi hương

B. Từ một cơn mưa

C. Từ một đám mây

D. Từ một cánh chim

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ

D. Điệp từ

Câu 5: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được hiểu như thế nào?

A. Đi rất chậm, dò từng bước một

B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả

C. Ngập ngừng như không muốn đi

D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Câu 6: Đáp án nào sau đây nói đúng cảm xúc của tác giả Hữu Thỉnh trong bài thơ trên?

A. Hồn nhiên, tươi trẻ

B. Lãng mạn, thanh thoát

C. Mộc mạc, chân thành

D. Mới mẻ, tinh tế

Câu 7: Trong bài thơ, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - mùa thu có đặc điểm gì?

A. Sôi động, náo nhiệt

B. Lắng đọng, bình yên

C. Xôn xao, rộn ràng

D. Nhẹ nhàng, giao cảm

Câu 8: Đáp án nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

A. Sử dụng câu thơ ngắn gọn, súc tích

B. Sáng tạo những hình ảnh giàu triết lí, ý nghĩa

C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc nhưng vẫn đem lại sự mới mẻ, gợi cảm

D. Sử dụng đa dạng, phong phú các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ

Câu 9: Có người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 10: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thơ năm chữ

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Từ một mùi hương

0,5 điểm

Câu 4

A. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 5

C. Ngập ngừng như không muốn đi

0,5 điểm

Câu 6

C. Mộc mạc, chân thành

0,5 điểm

Câu 7

D. Nhẹ nhàng, giao cảm

0,5 điểm

Câu 8

B. Sáng tạo những hình ảnh giàu triết lí, ý nghĩa

0,5 điểm

Câu 9

Sấm và hình ảnh hàng cây đứng tuổi ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ, chứa đựng suy nghĩ và triết lý về con người và cuộc đời.

- Hình ảnh ẩn dụ “sấm”:

+ Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên của thời tiết → Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.

+ Nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

- Hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi

+ Nghĩa thực: hình ảnh tả thực của tự nhiên về những cây cổ thụ lâu năm.

+ Nghĩa ẩn dụ: thế hệ những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.

=> Hai câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”:

+ Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.

+ Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

1 điểm

Câu 10

- HS trình bày mạch cảm xúc của bài thơ:

Gợi ý: Mạch cảm xúc của bài thơ “Sang thu” là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu.

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Danh mục: Đề thi