Đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài biểu cảm.

- Xác định được bố cục bài văn, nhân vật hoặc sự việc được biểu cảm.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với nhân vật hoặc sự việc qua những chi tiết cụ thể.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn biểu cảm hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc được nói đến.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để làm nổi bật cảm xúc của bản thân với nhân vật hoặc sự việc.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kì của cuộc đời mỗi người. Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại. Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kì việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.

(Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams,

NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên trên là?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Tự sự

Câu 2. Theo tác giả, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất?

A. Trách nhiệm với chính bản thân

B. Trách nhiệm với gia đình

C. Trách nhiệm với xã hội

D. Trách nhiệm với công việc

Câu 3. Trong văn bản, điều gì giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát?
A. Tiền bạc và địa vị

B. Sự giúp đỡ của người khác

C. Quyết định mang tính trách nhiệm

D. Chăm chỉ làm việc và cống hiến

Câu 4. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

A. Sứ mệnh của con người

B. Tinh thần trách nhiệm

C. Sự cố gắng

D. Sự dũng cảm

Câu 5. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong các câu văn sau:

Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kì của cuộc đời mỗi người.

Câu 6. Em hiểu thế nào là “sống dấn thân”?

Câu 7. Lời khuyên “Khi làm bất kì việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Câu 8. Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích trên?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Từ văn bản “Trưa tha hương” của Trần Cư, em hãy viết bài văn biểu cảm về tiếng ru được gợi lên trong văn bản.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Trách nhiệm với chính bản thân

0,5 điểm

Câu 3

C. Quyết định mang tính trách nhiệm

0,5 điểm

Câu 4

B. Tinh thần trách nhiệm

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra được phép liên kết:

- Phép thế: sứ mệnh trong cuộc đời này – sứ mệnh đó

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu ý hiểu về “sống dấn thân”: Là nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh, là sống có trách nhiệm:

+ Sống hết mình, năng động, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất bại.

+ Biết vượt ra khỏi “vùng an toàn”, dám mạo hiểm, dám thành công

+ Hãy biến mình thành nhà thám hiểm, hãy khám phá những vùng đất mới, những điều chưa ai làm, hãy mở lối đi riêng, hãy là người dẫn đường.

0,5 điểm

Câu 7

HS nêu ý nghĩa về lời khuyên:

+ Lời khuyên ấy giúp em nhận ra những thiếu sót của bản thân: chưa nỗ lực, chưa trách nhiệm. Nhận thấy điều đó giúp em thay đổi bản thân để sống đúng với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình.

+ Là động lực thúc đẩy bản thân phải biết cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập và lao động để biến ước mơ thành hiện thực. Sống phải có ý chí, quyết tâm.

+ Biết đấu tranh loại bỏ thói vô trách nhiệm, thói lười biếng ra khỏi bản thân.

+ Làm sai phải biết nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động.

0,5 điểm

Câu 8

HS rút ra được bài học và nêu lí do:

Mỗi người cần phải sống có trách nhiệm để đạt được những gì mình muốn.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm về nhân vật hoặc sự việc

Mở bài giới thiệu được nhân vật hoặc sự việc. Thân bài thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết với nhân vật hoặc sự việc. Kết bài nêu ý nghĩa của nhân vật hoặc sự việc.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

Viết bài văn biểu cảm về tiếng ru trong văn bản “Trưa tha hương” của Trần Cư.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu được sự việc: tiếng ru trong “Trưa tha hương”, Trần Cư

Thân bài:

- Tóm tắt câu chuyện “Trưa tha hương

- Bày tỏ cảm xúc của mình với tiếng ru:

+ Tiếng ru khiến nhân vật “tôi” nhớ nhà.

+ Tiếng ru giúp nhân vật “tôi” nhận ra cái hạnh phúc hằng ngày

+ Tiếng ru làm xúc động lòng người.

+ Tiếng ru làm cho nhân vật “tôi” nhìn thấy hình ảnh quê hương.

Kết bài: Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em qua tiếng ru.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Danh mục: Đề thi