Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 10 )


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được công dụng của dấu chấm lửng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bất kì một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.

Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nảy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.

Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

(Trích Thái độ quyết định thành công, Wayne Cordeiro, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

Câu 1. Câu nào nêu đúng đặc điểm của thể loại văn bản trên?

A. Nêu ra dẫn chứng để đề cao sự thay đổi cho phù hợp với cuộc sống của mỗi người

B. Nêu ra vai trò để thuyết phục người đọc cần có sự thay đổi phù hợp với cuộc sống

C. Nêu ra lí lẽ để thuyết phục người đọc về sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống

D. Nêu ra hậu quả nếu con người không chịu thay đổi

Câu 2. Theo tác giả, tài sản quý giá của bản thân là gì?

A. Sức khỏe

B. Tiền bạc

C. Địa vị xã hội

D. Thái độ sống đúng đắn

Câu 3. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?

A. Sự thay đổi

B. Sự trải nghiệm

C. Sự kiên trì

D. Sự cố gắng

Câu 4. Phép liên kết nào được sử dụng trong câu “Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi. Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc”?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép sử dụng các từ cùng trường liên tưởng

Câu 5. Theo tác giả, tại sao một số người ngại thay đổi? Điều đó để lại hậu quả gì?

Câu 6. Tác giả khẳng định ý nghĩa của sự thay đổi như thế nào?

Câu 7. Em có đồng tình với ý kiến “Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân” không? Vì sao?

Câu 8. Nêu thông điệp ấn tượng nhất đối với em từ đoạn trích trên.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Em có suy nghĩ gì về ý kiến: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ? Trình bày bằng một bài văn ngắn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Nêu ra lí lẽ để thuyết phục người đọc về sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống

0,5 điểm

Câu 2

D. Thái độ sống đúng đắn

0,5 điểm

Câu 3

A. Sự thay đổi

0,5 điểm

Câu 4

C. Phép lặp

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu lí do nhiều người ngại thay đổi và hậu quả:

- Lí do: họ cho rằng “Tôi đã quen sống như thế này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ để thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”.

- Hậu quả: Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn.

1,0 điểm

Câu 6

HS nêu ý nghĩa của sự thay đổi:

Tác giả khẳng định ý nghĩa của sự thay đổi: con người mới có những bước tiến vượt bậc; cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt.

0,5 điểm

Câu 7

HS nêu ý kiến của mình và lí giải:

- Đồng tình

- Không đồng tình

- Vừa đồng tình vừa không đồng tình

- Lí giải: HS lí giải cho phù hợp với quan điểm của mình.

1,0 điểm

Câu 8

HS nêu thông điệp:

- Đừng ngại thay đổi.

- Thay đổi để bản thân ngày một tốt hơn.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề, nêu bài học.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở Bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai.

Thân Bài:

- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề.

- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.

- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành có sức thuyết phục:

* Giải thích vấn đề nghị luận:

- “Trôi qua kẽ tay”: để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa và lãng phí.

- “đắm mình trong quá khứ”: coi trọng những gì đã qua và không thể vượt thoát những gì tốt đẹp từng diễn ra trong quá khứ.

- “ảo tưởng về tương lai”: mơ mộng về tương lai phía trước mà không nhận thức được những khó khăn, thử thách đang đón đợi.

→ Nội dung câu nói: là lời nhắc nhở con người trân trọng giá trị của thời gian và nỗ lực, cố gắng cho hiện tại.

* Bàn luận, chứng minh nội dung vấn đề nghị luận:

- Con người không nên “đắm mình trong quá khứ”

+ Quá khứ là những gì đã qua và không bao giờ quay trở lại.

+ Nếu mải mê trong quá khứ, con người sẽ không thể vượt thoát để dành thời gian cố gắng trong thời điểm hiện tại.

- Con người không nên “ảo tưởng về tương lai”

+ Tương lai là những điều chưa xảy ra.

+ Tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào những nỗ lực, cố gắng của con người trong hiện tại, vì thời gian là giá trị vô hình “một đi không trở lại”.

+ Con người không nên ảo tưởng về tương lai vì cuộc sống luôn đầy rẫy những khó khăn, thử thách.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Con người cần nhận thức được vai trò, ý nghĩa của quãng thời gian hiện tại.

- Con người cần trân trọng, cố gắng hết mình cho hiện tại, không chìm đắm trong kí ức quá khứ và không mơ mộng về tương lai.

Kết Bài:

Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi