ĐỀ 4
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Tục ngữ | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Tục ngữ | Nhận biết: - Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh. Thông hiểu: - Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ. Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ. - Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông. | 3 TN | 5 TN | 2 TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối). - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5 TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 4 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
1. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.
2. Kiến bò từ dưới lên cao, mang theo cơm gạo gây nên mưa rào.
3. Rét tháng ba, bà già chết cóng.
4. Làm ruộng ba năm không bằng chăn tăm một lứa.
5. Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.
6. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
7. Ăn lấy đời, chơi lấy thời.
8. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
9. Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
10. Của một đồng, công một nén.
Câu 1. Đâu không phải đặc điểm của các câu tục ngữ trên?
A. Thường ngắn gọn
B. Có nhịp điệu, hình ảnh
C. Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
D. Thường chỉ có một nghĩa duy nhất
Câu 2. Câu tục ngữ 1, 2, 3 thể hiện điều gì?
A. Kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất
B. Kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết
C. Kinh nghiệm của nhân dân về con người và xã hội
D. Kinh nghiệm của nhân dân về kinh doanh buôn bán
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu tục ngữ “Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm”?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Nói quá
Câu 4. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” khuyên chúng ta điều gì?
A. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách lịch sự, nhã nhặn khi ăn uống; học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; biết bao dung
B. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách ăn uống đầy đủ; học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; biết bao dung
C. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách ăn uống lịch sự, nhã nhặn; học cách giao tiếp; học cách tiêu xài; biết bao dung
D. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách ăn uống lịch sự, nhã nhặn; học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; học cách sống cho bản thân mình
Câu 5. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” là gì?
A. Người biết sống vì người khác, luôn nhường nhịn, giúp đỡ mọi người xung quanh
B. Người tiên phong, luôn nhận phần thua thiệt về mình
C. Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh
D. Người ích kỉ, luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Câu 6. Những câu tục ngữ nào thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về con người và xã hội?
A. 3, 4, 7, 8
B. 6, 7, 9, 10
C. 5, 6, 7, 8, 9
D. 6, 7, 8, 9, 10
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu tục ngữ nào sau đây?
A. Rét tháng ba, bà già chết cóng
B. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o
C. Học ăn, học nói, học gói, học mở
D. Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào
Câu 8. Bài học cuộc sống nào được gợi ra từ câu tục ngữ “Của một đồng, công một nén”?
A. Chúng ta hãy học cách biết ơn và trân trọng những gì người khác làm ra
B. Chúng ta hãy trân trọng những giá trị vật chất do mình làm ra
C. Chúng ta hãy trân trọng những giá trị tinh thần do người khác đem lại
D. Giá trị tinh thần quan trọng hơn giá trị vật chất
Câu 9. Câu tục ngữ nào trong các câu trên gây ấn tượng nhất đối với em? vì sao?
Câu 10. Vì sao nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn nghị luận.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | D. Thường chỉ có một nghĩa duy nhất | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Kinh nghiệm của nhân dân về thời tiết | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. Nói quá | 0,5 điểm |
Câu 4 | A. Khuyên chúng ta cần phải có cách cư xử khôn khéo: học cách lịch sự, nhã nhặn khi ăn uống; học cách giao tiếp; học cách tiết kiệm; biết bao dung | 0,5 điểm |
Câu 5 | C. Người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh | 0,5 điểm |
Câu 6 | D. 6, 7, 8, 9, 10 | 0,5 điểm |
Câu 7 | B. Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o | 0,5 điểm |
Câu 8 | A. Chúng ta hãy học cách biết ơn và trân trọng những gì người khác làm ra | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS nêu được câu tục ngữ gây ấn tượng và giải thích lí do: - Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? - Câu tục ngữ đưa ra lời khuyên gì? - Em rút ra được bài học gì từ câu tục ngữ đó? | 1,0 điểm |
Câu 10 | HS giải thích được giá trị bền vững của các câu tục ngữ: Các câu tục ngữ vẫn còn giá trị đến ngày nay là bởi vì đó là kinh nghiệm, kiến thức hết sức quý giá. Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức, hành động. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? - Nêu ý kiến của bản thân (tán thành) Thân bài:- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề. - Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến. - Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành có sức thuyết phục: * Thực trạng sống ảo hiện nay: Một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những “giá trị thực” để chăm chăm vào việc “sống ảo” nhiều hơn. + Thích kết bạn qua mạng, yêu qua mạng. + Tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác, để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử. + Tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan. + Khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý. * Hậu quả của việc sống ảo: + Gây ra ảo tượng giá trị của bản thân, dễ dàng suy sụp chỉ vì một lời chê bai bâng quơ. + Quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. + Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại. + Tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp. * Bài học: + Nhận thức được tác hại của việc “sống ảo”, mỗi cá nhân chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân. + Chúng ta phải biết sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị “ảo”, mà bỏ rơi những “giá trị thực”. + Hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân. (Mỗi ý cần được triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giúp các đoạn có sự liên kết chặt chẽ) Kết bài:Khẳng định lại ý kiến (sự tán thành của bản thân), nêu bài học nhận thức và hành động. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |