Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 3 )


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

- Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VE SẦU VÀ KIẾN

Ngày hè đỏ lửa, Ve Sầu đang lười biếng nằm duỗi chân dưới một tán hành xanh lơ. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp một giọt mật ong thượng hạng, lim dim hưởng thụ cảm giác vương giả, thượng lưu thì bất chợt thấy Kiến thân thể nhớp nháp mồ hôi thấm đẫm lên tấm áo đen sơn rách hì hục vác một hạt gạo to tướng trên vai chậm chạp lê bước ngang qua.

Buồn miệng, Ve Sầu cất tiếng:

– Bác Kiến nè, trời nắng vậy mà sao bác không nghỉ tay một chút? Việc gì mà phải đày đoạ bản thân như vậy.

Chợt nghe thấy tiếng Ve Sầu, Kiến khẽ ngẩng đầu lên, giơ càng quẹt ngang lau vội một giọt mồ hôi trên trán rồi đáp.

– Bác Ve đó hả? Tôi cũng muốn nghỉ lắm chứ bác nhưng mùa đông sắp đến rồi. Nếu bây giờ không lo tích trữ dần lương thực thì mùa đông tới mấy đứa nhóc nhà tôi không biết sống sao nữa?

– Ha ha, Kiến ơi bác lo xa quá giờ mới mùa hè, còn mùa thu nữa, rồi mới tới mùa đông mà. Bác cứ nghỉ tay, lại đây nếm thử chút mật ong thượng hạng này, tôi dùng 2 ngày lương thực mới mua được từ Nàng Kiến Chúa xinh đẹp của làng bên đó.

– Cảm ơn bác, – Kiến xua tay – mấy thứ cao cấp đó không hợp với tôi đâu, thôi trễ rồi tôi đi trước nha bác!

Thấy thế Ve Sầu chép miệng, khẽ lắc đầu, rồi tự nhủ: “Con Kiến này rõ là lẩm cẩm, hè mà không lo vui chơi, sống cực như vậy thì sống làm gì!”. Thế rồi, Ve lại lại lười nhác nằm xuống, lim dim hưởng thụ ánh nắng ấm áp của ngày hè.

Thời gian thoi đưa, thu qua rồi đông tới, thoáng chốc ánh nắng bảy màu rực rỡ của ngày hè đã bị những hạt tuyết màu trắng sữa xua đi, và gió lạnh từ đôi môi nứt nẻ của nữ thần đông giá đang thổi tới.

Chậm chạp lê bước trên mặt đất xác xơ không một ngọn cỏ, bộ dạng tiều tuỵ vì đói ăn của Ve Sầu run lên từng chập.

“Đói quá, giá như lúc này có chút gì để nhấm nháp nhỉ?” – Ve Sầu hà hơi, cố sưởi ấm hai bàn tay giá lạnh. Bất chợt, ve ta bị thu hút bởi một ánh sáng hắt ra từ một nếp nhà thanh nhã bên đường. Liếc mắt qua khe cửa, ve ta chợt nhận ra trong đó một gương mặt quen thuộc: Kiến!

Lúc này cả nhà Kiến đang quay quần bên bếp lửa ấm, thức ăn nóng sốt đã dọn sẵn thừa mứa trên bàn. Bất giác, Ve Sầu chợt thấy chạnh lòng, chép miệng than:

“Biết vậy mình đã tích trữ lương thực từ mùa hè. Biết vậy mình đã không đổi lương thực lấy mấy giọt mật thượng hạng chết tiệt đó!”.

Tuy nhiên, trên đời vốn không có ai bán loại thuốc chữa bệnh “Hối hận”. Mặc cho những tiếng than thở, nuối tiếc của Ve thời gian vẫn không quay trở lại, gió lạnh từng cơn vẫn nổi lên, khiến những giọt nước mắt nóng hổi của Ve như bị đông cứng lại…

(Ê-dốp)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Câu nào sau đây nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản “Ve Sầu và Kiến”?

A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới

B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc

D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật

Câu 3. Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai

Câu 4. Bài học được gợi ra từ câu chuyện trên là gì?

A. Sống phải biết hưởng thụ

B. Phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già

C. Phải biết chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn

D. Phải làm việc chăm chỉ để cuộc sống được tốt đẹp hơn

Câu 5. Trong câu chuyện trên, quan niệm sống của Kiến và Ve sầu được bộc lộ như thế nào qua lời thoại của chúng?

Câu 6. Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho Kiến hay Ve sầu? Vì sao em khẳng định như vậy?

Câu 7. Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn “Mặc cho những tiếng than thở, nuối tiếc của Ve thời gian vẫn không quay trở lại, gió lạnh từng cơn vẫn nổi lên, khiến những giọt nước mắt nóng hổi của Ve như bị đông cứng lại…”

Câu 8. Em rút ra được bài học gì từ lời than của Ve Sầu: “Biết vậy mình đã tích trữ lương thực từ mùa hè. Biết vậy mình đã không đổi lương thực lấy mấy giọt mật thượng hạng chết tiệt đó!”. Giải thích tại sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn ngắn.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người

0,5 điểm

Câu 3

A. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 4

B. Phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu được quan niệm sống của Kiến và Ve Sầu:

- Quan niệm của Kiến:

+ Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động.

+ Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người (nên biết nhìn xa trông rộng).

- Quan niệm của Ve Sầu:

+ Không muốn lao động, sợ vất vả.

+ Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân (nền tầm nhìn thiển cận).

1,0 điểm

Câu 6

HS đưa ra ý kiến của mình:

- Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho Kiến.

- Biểu hiện qua việc miêu tả Ve Sầu như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ, còn Kiến tuy gầy gò, vất vả nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng biết sống vì người người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vững bền,…

0,5 điểm

Câu 7

HS chỉ ra các biện pháp nghệ thuật:

- Biện pháp nhân hóa: tiếng than thở, tiếc nuối của Ve.

- Biện pháp nói quá: những giọt nước mắt nóng hổi như bị đông cứng.

1,0 điểm

Câu 8

HS rút ra bài học từ lời than của Ve Sầu và giải thích:

- Làm việc gì cũng phải có kế hoạch, tính toán lo xa quả là không thừa. Chúng ta phải biết tiết kiệm dành dụm cho tương lai, phòng khi gặp khó khăn, ốm yếu bệnh tật, tuổi già. Đừng bao giờ tiêu hết số tiền làm ra mà hãy luôn để lại một khoản dành làm tiền tiết kiệm.

- Mọi việc diễn biến theo quá trình, bạn nên chủ động làm việc theo kế hoạch vạch ra, không nên chờ đợi đến mùa đông để mua lò sưởi, chờ đến ngày đi rồi mới mua vé máy bay, đến ngày nộp bài rồi mới viết bài, bắt đầu tiết kiệm tiền quá muộn với mục đích chi tiêu... Hãy suy nghĩ về phía trước, đừng chần chừ và nhớ là luôn luôn phải chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.

1,0 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến và nêu bài học nhận thức, hành động.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:Mở bài:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

- Nêu ý kiến của bản thân.

Thân bài:

- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề: Mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.

- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.

- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành có sức thuyết phục:

* Giải thích:

Câu nói mang ý nghĩa: Mỗi người sinh ra có những đặc điểm riêng, sứ mệnh riêng, chúng ta không nên nhòm ngó cuộc sống của người khác hoặc cố gắng trở thành ai đó cả.

* Phân tích:

+ Mỗi con người sinh ra đều có khuôn mặt khác nhau, hoàn cảnh riêng, điều kiện sống khác nhau từ đó hình thành những tính cách, suy nghĩ khác nhau. Chính vì những sự khác nhau này tạo nên đặc điểm nhận dạng riêng biệt của người đó.

+ Nếu xã hội này ai cũng phấn đấu đến một hình tượng chung, một tính cách chung mà không là chính mình sẽ khiến cho xã hội trở nên một màu, khó có thể phát triển bản thân và xã hội.

+ Xã hội phát triển là do sự khác biệt của con người tạo nên, mỗi người một cá tính góp phần làm cho cuộc sống muôn màu muôn vẻ hơn.

* Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống là chính mình, tự tin về bản thân mình và đạt được nhiều thành công để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

* Phản biện:

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi xét cuộc sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó. Lại có những người vì tham vọng của bản thân mà đánh mất chính mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

(Mỗi ý cần được triển khai thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giúp các đoạn có sự liên kết chặt chẽ)

Kết bài:

Khẳng định lại ý kiến (sự tán thành của bản thân), nêu bài học nhận thức và hành động.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi