Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên.

Biền ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên.

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên…

(Trần Đăng Khoa)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ ngũ ngôn

B. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

C. Thơ tự do

D. Thơ văn xuôi

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong bài thơ?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 3: Nhan đề của bài thơ “Thơ tình người lính biển” được hiểu như thế nào?

A. Tâm tư của người lính thả hồn vào biển trời mênh mông

B. Tình yêu của người lính biển dành cho một cô gái

C. Nói về tình yêu đôi lứa và tình yêu biển trời tổ quốc của người lính biển

D. Bức thư viết dưới dạng thơ gửi tới những người yêu thương của anh lính biển

Câu 4: Các biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai câu thơ sau?

“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên…”

A. So sánh, nhân hóa, liệt kê

B. So sánh, ẩn dụ, điệp từ

C. Nhân hóa, ẩn dụ, nói quá

D. Ẩn dụ, điệp từ, hoán dụ

Câu 5: Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

A. Nỗi đau mất mát của thiên tai bão lũ và chiến tranh

B. Tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh trên chiến trường

C. Gợi lại sự đau buồn, xót xa trước hậu quả của thiên tai, bão lũ

D. Liên tưởng đến trận bão lịch sử

Câu 6: Tác dụng của việc lặp lại câu thơ “Biển một bên và em một bên” là gì?

A. Khẳng định sự quan trọng của biển và nhân vật “em” trong lòng người lính biển

B. Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời Tổ quốc

C. Thể hiện tình cảm trìu mến, thiết tha của người lính dành cho cảnh sắc thiên nhiên

D. Tái hiện lại khung cảnh của biển và vẻ đẹp nhân vật “em”

Câu 7: Hình ảnh nhân vật anh trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” hiện lên như thế nào?

A. Hiện lên hình ảnh một anh lính đứng canh gác, bảo vệ Tổ quốc trong đêm khuya

B. Vẻ đẹp anh hùng, bất khuất của người lính đầy dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bảo vệ Tổ quốc

C. Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ Tổ quốc

D. Người lính canh gác nơi biển đảo, ôm trong lòng nỗi cô đơn giữa đêm khuya vắng

Câu 8: Nội dung của bài thơ nói về điều gì?

A. Nói về phút chia tay của nhân vật “anh” với nhân vật “em” để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển

B. Thổ lộ tình cảm yêu mến của nhân vật “anh” với nhân vật “em” trước phút chia xa để lên đường bảo vệ Tổ quốc

C. Bộc lộ nỗi đau lòng, thương xót trước cảnh chia xa của đôi lứa trong hoàn cảnh nước mất nhà tan

D. Nhắn nhủ những điều thú vị trong khi làm nhiệm vụ của người lính biển đến nhân vật “em”

Câu 9: Anh/chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương?

Câu 10: Từ nội dung bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Tản Viên từ Phán sự lục(Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên) của Nguyễn Dữ.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thơ tự do

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

C. Nói về tình yêu đôi lứa và tình yêu biển trời tổ quốc của người lính biển

0,5 điểm

Câu 4

B. So sánh, ẩn dụ, điệp từ

0,5 điểm

Câu 5

A. Nỗi đau mất mát của thiên tai bão lũ và chiến tranh

0,5 điểm

Câu 6

B. Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời Tổ quốc

0,5 điểm

Câu 7

C. Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ Tổ quốc

0,5 điểm

Câu 8

A. Nói về phút chia tay của nhân vật “anh” với nhân vật “em” để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển

0,5 điểm

Câu 9

HS trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương.

Gợi ý:

+ Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ quốc.

+ Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ quốc.

+ Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền.

+ Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lí tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ quốc thiết tha.

+ Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển.

1 điểm

Câu 10

- HS trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung:

Ví dụ:

- Ý nghĩa của biển đảo quê hương:

+ Tạo nên sự toàn vẹn lãnh thổ, là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam

+ Biển đảo mang đến nguồn lợi về kinh tế, du lịch,…

→ Biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức dựng xây, bảo vệ, sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.

- Trách nhiệm của mỗi người:

+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của mỗi người công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể,…

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm “Tản Viên từ Phán sự lục” (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên) của Nguyễn Dữ.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm.

+ Tác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI.

+ “Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên” trích trong “Truyền kì mạn lục” chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, chúng ta học hỏi được những bài học đạo đức quý báu.

- Tóm tắt nội dung chính của truyện: Tác phẩm kể về chàng Ngô Tử Văn đã dũng cảm đấu tranh giành lại bình yên cho dân làng trước hồn ma tên bại tướng phương Bắc. Sau này, nhờ sự tiến cử của Thổ công, chàng đã nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên.

- Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm:

+ Tác phẩm ca ngợi con người có sự cương trực, thẳng thắn, dám

đứng lên bảo vệ công lí.

+ Truyện đã lên án, tố cáo những kẻ gian manh và tham lam.

+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội.

- Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:

+ Cốt truyện đặc sắc, hấp dẫn.

+ Nhân vật khắc họa theo hai tuyến đối lập.

+ Sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố ảo.

- Khẳng định giá trị nội dung, nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi