Đề thi giữa học kì 1 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện kể

4

0

4

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện kể

Nhận biết:

- Nhận biết được thể loại, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

- Nhận biết được sự kiện, cốt truyện, không gian, thời gian, người kể chuyện và nhân vật.

Thông hiểu:

- Xác định được nghĩa của từ, trật tự từ trong câu, đoạn văn, từ Hán – Việt được sử dụng trong văn bản,

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

- Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.

Vận dụng:

- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

4TN

4TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

CHUYỆN CHIẾC RÌU CỦA NGƯỜI TIỀU PHU

Chuyện xưa kể rằng, có một anh tiều phu đến gặp ông chủ xưởng gỗ để xin làm việc. Thấy anh khỏe mạnh, chăm chỉ, lại thật thà, ông chủ xưởng nhận ngay.

Để đáp lại lòng tốt của người chủ, anh tiều phu tự nhủ sẽ làm việc thật cố gắng. Vác chiếc rìu của mình lên vai, anh chàng đi vào rừng và chăm chỉ đốn gỗ. Sau một ngày dài làm việc, người tiều phu mang về 18 cây gỗ. Ông chủ hài lòng, vỗ vai anh và khích lệ: “Tốt lắm chàng trai, hãy cứ tiếp tục phát huy”.

Ngày tiếp theo, anh chặt tới 20 cây gỗ, rồi 25 cây, 30 cây. Số tiền kiếm được ngày càng nhiều, sự tin tưởng của người chủ càng lớn.

Ngày thứ 5, sau khi làm việc hăng say từ sáng đến tối, anh tiều phu chắc mẩm mình đã chặt được nhiều hơn số gỗ ngày trước đó. Nhưng khi đếm lại, anh giật mình phát hiện ra số gỗ mình chặt được chỉ được 15 cây.

Tự nhủ không thể để chuyện này lặp lại, sang ngày thứ 6, anh chàng thậm chí làm việc quần quật hơn hôm qua, không nghỉ lấy một phút. Thế nhưng, kết quả cuối ngày khiến anh rất buồn lòng khi số gỗ đốn được chỉ là 15 cây.

Anh chàng tìm đến ông chủ, buồn rầu thanh minh: “Có lẽ tôi đã mất đi sức mạnh của mình rồi thưa ngài. Tôi không thể hiểu chuyện gì đã xảy ra”.

Ông chủ xưởng gỗ nhìn người tiều phu và chiếc rìu sứt mẻ của anh ta một lúc lâu, rồi thong thả hỏi: “Lần cuối cùng cậu mài chiếc rìu của mình là khi nào?”. “Mài rìu ư? Tôi đã dành hết thời gian của mình để đốn cây, chẳng có giây phút nào ngơi nghỉ để mài rìu cả”, anh tiều phu thật thà đáp.

“Vậy đó chính là lí do đấy chàng trai”, ông chủ đáp lại.

(Sưu tầm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Không xác định

Câu 3: Nội dung đoạn trích trên nói về điều gì?

A. Nỗi phiền muộn của anh tiều phu khi thực hiện công việc đốn cây không đem lại hiệu quả cao

B. Anh tiều phu đốn gỗ bằng một chiếc rìu cùn vì lâu ngày không mài nên hiệu quả công việc thấp

C. Anh tiều phu không hoàn thành công việc ông chủ giao cho

D. Sự ngỡ ngàng của anh tiều phu trước số lượng cây gỗ chặt được ngày càng ít đi

Câu 4: Bốn ngày lao động đầu tiên, người tiều phu trong truyện đã dựa vào điều gì để có được hiệu quả công việc cao?

A. Người tiều phu đã dùng sức khỏe và sự nỗ lực, siêng năng, làm việc miệt mài không nghỉ để có được hiệu suất lao động cao

B. Người tiều phu đã dùng chiếc rìu sắc nhọn nhất để có thể đạt được hiệu quả lao động cao

C. Người tiều phu đã chuẩn bị đầy đủ, kĩ càng các vật dụng hỗ trợ mình trong việc đốn cây

D. Người tiều phu đã nhờ những người có kinh nghiệm đốn cây chỉ dẫn cách chặt cây đem lại hiệu quả năng suất cao

Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến việc người tiều phu làm việc những ngày cuối không hiệu quả?

A. Do người tiều phu đã dồn sức lực của mình quá nhiều

B. Do người tiều phu dành hết thời gian của mình để đốn cây miệt mài, không nghỉ ngơi phút nào để mài rìu cả

C. Do rìu của người tiều phu quá nặng khiến anh mất nhiều sức lực khi đốn cây

D. Do sự chủ quan của người tiều phu, anh cho rằng những cây khác nhỏ và dễ đốn

Câu 6: Theo anh/chị việc mài rìu được nhắc đến trong câu chuyện gợi liên tưởng đến điều gì?

A. Quá trình chuẩn bị đầy đủ, kĩ càng và tốt nhất của bản thân trước khi làm việc để đạt hiệu quả cao

B. Không để mất nhiều thời gian vào những công việc không cần thiết, chỉ cần tập trung vào việc chính

C. Việc mài rìu giống với việc tu dưỡng đạo đức, cách sống của mỗi người

D. Trong mỗi việc, chỉ cần có sự tập trung và quyết tâm cao, không cần quan tâm đến bất kì yếu tố nào khác

Câu 7: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn sau?

Tự nhủ không thể để chuyện này lặp lại, sang ngày thứ 6, anh chàng thậm chí làm việc quần quật hơn hôm qua, không nghỉ lấy một phút. Thế nhưng, kết quả cuối ngày khiến anh rất buồn lòng khi số gỗ đốn được chỉ là 15 cây.

[…] “Mài rìu ư? Tôi đã dành hết thời gian của mình để đốn cây, chẳng có giây phút nào ngơi nghỉ để mài rìu cả, anh tiều phu thật thà đáp.

Vậy đó chính là lý do đấy chàng trai, ông chủ đáp lại.

A. So sánh, ẩn dụ

B. Nhân hóa, liệt kê

C. Nói quá, hoán dụ

D. Tương phản, ẩn dụ

Câu 8: Bài học rút ra từ câu chuyện trên là gì?

A. Sức khỏe là vốn quý, không nên tốn sức vào những việc làm không có ích

B. Sự nỗ lực, đam mê sẽ trở thành sức mạnh khi bạn chính là bạn

C. Không ngừng học tập, rèn luyện, phát triển khả năng của bản thân để đạt được hiệu quả cao trong mọi việc

D. Trước khi làm bất kì việc gì, cần thăm hỏi ý kiến của mọi người xung quanh để đạt được hiệu quả cao

Câu 9: Với câu chuyện trên, vị tổng thống nước Mỹ Abraham Lincoln đã từng đúc kết lại bằng một câu nói nổi tiếng: “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”. Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu nói trên.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật (thần thoại, truyện cổ tích) mà anh/chị yêu thích.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Tự sự

0,5 điểm

Câu 2

C. Ngôi thứ ba

0,5 điểm

Câu 3

B. Anh tiều phu đốn gỗ bằng một chiếc rìu cùn vì lâu ngày không mài nên hiệu quả công việc thấp

0,5 điểm

Câu 4

A. Người tiều phu đã dùng sức khỏe và sự nỗ lực, siêng năng, làm việc miệt mài không nghỉ để có được hiệu suất lao động cao

0,5 điểm

Câu 5

B. Do người tiều phu dành hết thời gian của mình để đốn cây miệt mài, không nghỉ ngơi phút nào để mài rìu cả

0,5 điểm

Câu 6

A. Quá trình chuẩn bị đầy đủ, kĩ càng và tốt nhất của bản thân trước khi làm việc để đạt hiệu quả cao

0,5 điểm

Câu 7

D. Tương phản, ẩn dụ

0,5 điểm

Câu 8

C. Không ngừng học tập, rèn luyện, phát triển khả năng của bản thân để đạt được hiệu quả cao trong mọi việc

0,5 điểm

Câu 9

HS trình bày suy nghĩ về câu nói của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu”.

+ Chặt cây: nhiệm vụ phải hoàn thành

+ Mài rìu: chuẩn bị, trang bị

=> Cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi hành động.

- Để đạt được kết quả cao nhất: chuẩn bị tốt luôn báo trước một sự thành công.

- Hạn chế được những rủi ro hoặc tổn thất không đáng có: hao tổn sức khỏe, chi phí,…

2 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật (thần thoại, truyện cổ tích) mà anh/chị yêu thích.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu truyện kể

- Nêu khái quát định hướng của bài viết

- Tóm tắt truyện

- Chủ đề và ý nghĩa của chủ đề

- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

+ Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống

+ Phân tích, đánh giá cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng và tác dụng trong việc thể hiện chủ đề

+ Phân tích, đánh giá cách khắc họa tính cách nhân vật qua lời thoại, ngôn ngữ

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và đặc sắc của các nét nghệ thuật

- Tác động của truyện đối với bản thân và người đọc.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi