Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 10)


ĐỀ 10

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

4

0

4

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

4TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của bài thơ.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm thơ.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 10

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CHỐN QUÊ

Mấy năm làm ruộng vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.

Cần kiệm thế mà không khá nhỉ,

Bao giờ cho biết khỏi đường lo?

(Nguyễn Khuyến)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thể thơ tự do

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2: Bài thơ diễn tả cảm xúc về ai, về sự việc gì?

A. Của nhân vật trữ tình, về nỗi buồn mất mùa

B. Của nhân vật trữ tình, về nỗi buồn mất mùa vụ chiêm

C. Của nhân vật trữ tình, về nỗi buồn mất vụ mùa

D. Của nhân vật trữ tình, về nỗi buồn chưa trả hết nợ

Câu 3: Đề tài của bài thơ nói về điều gì?

A. Đời sống thực tế

B. Tâm trạng ngày mùa

C. Cuộc sống của người nông dân ở quê

D. Nông thôn

Câu 4: Hình ảnh thơ trong bài có đặc điểm nổi bật nào?

A. Chân thực, bình dị của đời sống thực tế

B. Hình ảnh sáng tạo, gợi cảm

C. Hình ảnh giàu sức gợi liên tưởng

D. Hình ảnh kết hợp giữa thực tại và trừu tượng

Câu 5: Tác giả đã bày tỏ cảm xúc, tình cảm như thế nào đối với người dân nghèo nơi quê nhà?

A. Tiếc vì phải chi quá nhiều

B. Buồn, chán, cảm thông

C. Bình thản, tin tưởng vào ngày mai

D. Lo lắng, tuyệt vọng, xót thương

Câu 6: Những nguyên nhân nào khiến đời sống của người nông dân khốn khổ?

A. Mất mùa, thuế nặng, nhiều chi phí cho việc nhà nông

B. Nợ nần cũ, nhiều chi phí cho việc nhà nông

C. Thuế quan Tây quá nặng, chi phí cho người ở quá cao

D. Mất vụ mùa và vụ chiêm

Câu 7: Nội dung của hai dòng thơ: “Cần kiệm thế mà không khá nhỉ/ Bao giờ cho biết khỏi đường lo” là gì?

A. Chuỗi vụ mùa, tháng năm thất bát

B. Nợ nần còn kéo dài

C. Gợi ra cuộc sống nghèo nàn, nỗi lo nghèo đói

D. Mong mỏi cuộc sống khá hơn

Câu 8: Những từ ngữ, hình ảnh: vẫn chân thua, phần trả nợ, không dám mua; dưa muối gợi ra điều gì?

A. Hiện thực cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nơi thôn quê

B. Mất mùa triền miên, cuộc sống thiếu hụt, vay nợ từ vụ này sang vụ khác

C. Tâm sự, nỗi lòng của nhà thơ

D. Nỗi lo lắng của người dân quê

Câu 9: Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau:

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa,

Chợ búa trầu chè chẳng dám mua

Câu 10: Hiện thực nào trong cuộc sống của người dân quê xưa để lại ấn tượng đậm nét với anh/chị, vì sao? Nguyễn Khuyến đã giúp anh/chị có thêm những nhận thức, cảm xúc nào?

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận đánh giá hình thức nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của tác phẩm “Chốn quê” (Nguyễn Khuyến).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Thất ngôn bát cú

0,5 điểm

Câu 2

A. Của nhân vật trữ tình, về nỗi buồn mất mùa

0,5 điểm

Câu 3

D. Nông thôn

0,5 điểm

Câu 4

A. Chân thực, bình dị của đời sống thực tế

0,5 điểm

Câu 5

C. Bình thản, tin tưởng vào ngày mai

0,5 điểm

Câu 6

A. Mất mùa, thuế nặng, nhiều chi phí cho việc nhà nông

0,5 điểm

Câu 7

C. Gợi ra cuộc sống nghèo nàn, nỗi lo nghèo đói

0,5 điểm

Câu 8

A. Hiện thực cuộc sống nghèo khổ, cơ cực nơi thôn quê

0,5 điểm

Câu 9

- Nghệ thuật đối: chính đối (thức ăn chính qua ngày, những nhu cầu phụ - trầu, chè,…để nói lên nghèo)

+ Các từ ngữ: cho qua bữa, chẳng dám mua

+ Hiệu quả: phản ánh thực tế - cuộc sống quá thiếu thốn, cơ cực: thức ăn chỉ có dưa muối, ngay cả nhu cầu đơn giản về cuộc sống. Ăn trầu, uống nước chè cũng là một thứ xa xỉ, chẳng đáp ứng nổi

1 điểm

Câu 10

- HS lựa chọn dòng thơ hoặc hiện thực được tái hiện qua ngôn từ…mà anh/chị nhớ/lưu ý khi đọc.

- Lí giải sự lựa chọn: căn cứ vào nghĩa của từ, thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng, hiện thực được phản ánh/ cảm xúc thái độ của tác giả…sự tác động tới nhận thức, cảm xúc cá nhân.

- Bài thơ giúp anh/chị có thêm nhận thức, cảm xúc: HS đưa ra dựa vào hiểu biết về bài thơ.

1 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Đánh giá hình thức nghệ thuật đặc sắc và ý nghĩa của tác phẩm “Chốn quê” (Nguyễn Khuyến)

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Đánh giá khái quát về tác phẩm

- Phân tích đánh giá về hình thức bài thơ Đường luật

- Phân tích đánh giá về hình ảnh, từ ngữ

- Đánh giá về ý nghĩa của toàn tác phẩm

+ Tình cảm của tác giả dành cho người nông dân

+ Sự tác động của bài thơ tới cảm xúc của người đọc

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Sự tác động của bài thơ tới cảm xúc, suy nghĩ bản thân

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi