Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 5)


ĐỀ 5

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý kiến của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

[...] Đứng trước bức Mona Lisa ở Bảo tàng Louvre, Paris, tất cả du khách đều nhìn kiệt tác này qua màn hình điện thoại của mình. Dường như họ chỉ có thể trải nghiệm thế giới thông qua một lớp màng điện tử. Cái gì không được ghi vào bộ nhớ điện thoại, cái đó không tồn tại. Người ta đánh đổi mọi riêng tư thầm kín để chạy theo một quá trình tự trình diễn vô tận, không có thời điểm hạ màn, với mục tiêu tạo tối đa sự chú ý của người khác. Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm. Mỗi lần ngoi lên là một lần chống lại cảm giác bị bỏ rơi, bị nằm ngoài cuộc. Ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến đi, rộng hơn là của cả cuộc đời, được đo bởi số lượng like.

Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hùa vào đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi những người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập.

(Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, Đặng Hoàng Giang - Theo tuoitre.vn, 12/8/2015)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

Câu 2. Tác giả đã đề cập đến nội dung gì ở đoạn văn thứ nhất?

A. Lối sống vô cảm

B. Hiện tượng sống ảo

C. Sự kết nối với bạn bè

D. Không chạy theo đám đông một cách mù quáng

Câu 3. Theo tác giả, vì sao chúng ta cần đứng riêng?

A. Vì đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó

B. Vì không đi theo đám đông để làm điều xấu

C. Vì Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo

D. Vì để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm

Câu 4. Dòng nào nêu lên câu chủ đề của đoạn văn bản thứ hai?

A. Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó

B. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh

C. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm

D. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập

Câu 5. Theo tác giả, thước đo nào đánh giá “ý nghĩa và sự thành công của một ngày nghỉ, của một chuyến đi, rộng hơn là của cả cuộc đời”?

A. Sự trải nghiệm

B. Sự thành công

C. Sự ghi nhận của mọi người

D. Số like ảo

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Sự chú ý là ôxy, và mỗi cái post là một cố gắng để người ta ngoi lên mặt nước chốc lát, để rồi lại bị làn sóng mới của newsfeed tràn qua nhấn chìm

A. Liệt kê

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 7. Trong đoạn văn bản thứ nhất, từ nào không phải là thuật ngữ của Facebook để thể hiện nội dung văn bản?

A. Post

B. Newsfeed

C. Like

D. Oxy

Câu 8. Tác giả đưa thí nghiệm của Solomon Asch nhằm mục đích gì?

A. Là lí lẽ để khẳng định mỗi người cần bước ra khỏi đám đông

B. Là dẫn chứng để chứng minh sự bước ra khỏi đám đông là cần thiết

C. Là dẫn chứng để phủ định sự bước ra khỏi đám đông

D. Là lí lẽ để chứng minh cho câu chủ đề ở đoạn văn bản

Câu 9. Khi dùng cụm từ “ma lực của đám đông”, tác giả muốn nói điều gì?

Câu 10. Bài học sâu sắc mà anh/chị nhận được từ đoạn trích trên.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

BỨC TRANH TUYỆT VỜI

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên quan trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”. Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?”.

…Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.

(Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

B. Hiện tượng sống ảo

0,5 điểm

Câu 3

D. Vì để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm

0,5 điểm

Câu 4

A. Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó

0,5 điểm

Câu 5

D. Số like ảo

0,5 điểm

Câu 6

C. So sánh

0,5 điểm

Câu 7

D. Oxy

0,5 điểm

Câu 8

B. Là dẫn chứng để chứng minh sự bước ra khỏi đám đông là cần thiết

0,5 điểm

Câu 9

HS giải thích ý nghĩa cụm từ “ma lực đám đông”:

- Dùng cụm từ “ma lực của đám đông”, tác giả muốn nói đến sức mạnh của đám đông.

- Đám đông khiến con người nảy sinh tâm lí cho rằng những điều đám đông thừa nhận là đúng, nên có sức mạnh lôi kéo, tạo thành xu thế, trào lưu, dễ dẫn đến những sai lầm.

- Đám đông có thể khiến con người đánh mất chính mình.

1,0 điểm

Câu 10

HS có thể nêu bài học theo quan điểm riêng của bản thân và giải thích, sau đây chỉ là gợi ý:

- Không chạy theo đám đông một cách mù quáng.

- Cần phát huy bản ngã của mình trong lối sống, học tập, tư duy,…

- Không đắm chìm trong thế giới ảo,…

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về thông điệp gợi ra từ câu chuyện “Bức tranh tuyệt vời”.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

(Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau):
* Ý nghĩa của câu chuyện:

Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều gam màu tuyệt đẹp làm nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn là bức tranh “Gia đình”.

* Bàn luận (Những suy nghĩ gợi lên từ câu chuyện):

- Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm tin, tình yêu, hòa bình…)

- Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp, mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi:

+ Gia đình là điểm tựa vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi trở về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng…)

+ Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha con, tình mẹ…)

+ Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn, trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và chinh phục ước mơ…)

* Bài học rút ra:

- Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ đó có ý thức “tô vẽ cho bức tranh gia đình” mình những gam màu phù hợp.

- Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia đình.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi