Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản thông tin.

- Nhận biết được mục đích của người viết.

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin có sự lồng ghép giữa thuyết minh với một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,…; nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.

Thông hiểu:

- Phân tích, đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của tác giả.

- Phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin.

- Hiểu được thông điệp mà văn bản gửi gắm.

- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.

Vận dụng:

- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang hiểu biết về đời sống xung quanh.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý kiến của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

LỄ HỘI KHAI ẤN ĐỀN TRẦN

Cứ mỗi dịp xuân về, Lễ khai ấn Đền Trần lại được tổ chức, có thể coi là một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc, được xếp vào một trong những nghi thức lâu đời của người dân Việt Nam, nhất là những người mong muốn công thành danh toại.

Phong tục đáng quý

Đây là tục lệ cổ truyền của dân tộc với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn của Đền Trần “tích phúc vô cương”, mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.

Lễ khai ấn đền Trần có nhiều ý nghĩa, nhưng tựu trung lại, đây là dịp để các tầng lớp nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều Trần đã có công dựng nước và giữ nước Đại Việt, rạng ngời hào khí Đông A ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Bên cạnh đó, ngày nay, việc xin ấn đền Trần có ý nghĩa tạo phúc đức, tạo thuận lợi theo ý nghĩa tâm linh cho đường công danh sự nghiệp.

 Lễ hội khai ấn Đền Trần - nét văn hóa độc đáo của dân tộc.

Lễ hội khai ấn Đền Trần - nét văn hóa độc đáo của dân tộc

Theo tục truyền lại, năm 1258 quân Nguyên Mông xâm lược nước ta bằng một đạo quân hùng hậu. Sau khi chiến thắng lừng lẫy quân xâm lược Nguyên Mông bằng chính sách “vườn không nhà trống”, vào ngày 14 tháng Giêng, tại phủ Thiên Trường - Nam Định (nơi quân dân ta rút lui chiến lược về), vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công, phong tước cho các quan, quân có công. Kể từ đó, cứ vào ngày này, các vua Trần lại tổ chức nghi thức “khai ấn” để tế lễ trời đất, tổ tiên, phong chức tước cho những người có công, đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới.

Theo sử sách, đền Trần lúc đầu gọi là nhà thờ Đại tôn. Đến năm Chính Hòa thứ 15 (1695), đền mới được dựng bằng gỗ lim. Năm Ất Dậu (1705) mới chính thức gọi là Trần Miếu (miếu nhà Trần), hàng năm triều Lê ban lễ quốc tế. Năm Tự Đức thứ 5 (1852), Trần Miếu (tức đền Thiên Trường) được sửa lớn, khi đó đào được tấm bia đá có dòng chữ “Hưng Đạo thân vương Cố Trạch” (Nhà của Hưng Đạo Vương ở Cố Trạch).

Lễ khai ấn tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn được dân làng Tức Mạc duy trì đến nay. Các đám rước gồm có cờ, bát kiệu, kiệu long đình, đội trống nhạc lễ cùng đông đủ các bô lão và dân các làng xung quanh tham dự. Khi đám rước về đến đền thì nghi lễ diễn ra.

Trước đây chỉ có lễ chứ không có hội, những năm gần đây được tổ chức thành lễ hội lớn - lễ hội đền Trần, lễ hội Trần Hưng Đạo. Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hóa khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ của 3 thế hệ tại sân đền Thiên Trường với các cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử... hay chọi gà, chơi đu, chơi cờ thẻ…

Bảo tồn đúng cách

Trong những năm gần đây, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc được chú trọng. Lễ hội khai ấn đền Trần cũng đã được thực hiện đủ ba nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước Nước, tế Cá và khai ấn đầu năm. Bắt đầu từ sớm 15 tháng Giêng sẽ tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách tại nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa.

Lễ hội khai ấn Đền Trần.

Lễ hội khai ấn Đền Trần.

Trước kia, vấn đề lo ngại nhất là cảnh chen chúc, xô đẩy để xin ấn của người dân. Sự thiếu ý thức, muốn mình được ấn đầu tiên, hay các hành động sai lệch, phản cảm được truyền tai nhau như ném tiền, cướp ấn đã tạo nên những tiền lệ xấu, tạo điều kiện cho các đối tượng trộm cắp, móc túi hoạt động dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, công tác tổ chức Lễ khai ấn Đền Trần đã có nhiều cải thiện tích cực. Công tác tổ chức đã được thực hiện nghiêm túc, bài bản và chuyên nghiệp hơn. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho người tham gia lễ hội cũng như du khách tham quan được chú trọng, tạo cho khách thập phương sự an tâm để hòa mình vào sự kiện văn hóa quan trọng này.

Để thực sự bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như lễ khai ấn đền Trần, không thể chỉ dựa vào sức của địa phương mà cần huy động nhiều lực lượng khác. Công tác tuyên truyền cần phải làm tốt ngay trước khi lễ hội diễn ra, để người dân hiểu và có ý thức hơn khi trẩy hội. Quan trọng nhất là chính người dân phải thay đổi thói quen xấu của mình, để chung tay tạo dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nhớ về truyền thống cha ông, vừa thực hiện tốt nếp sống văn minh mới.

(Nguồn: https://laodong.vn)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Câu 2. Nhan đề của văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin nào?

A. Hiệu quả nghiên cứu

B. Thông tin chính của toàn văn bản

C. Thái độ của tác giả trước nội dung đó

D. Phạm vi nghiên cứu

Câu 3. Tác giả sử dụng hình thức, yếu tố nào để người đọc dễ nắm bắt thông tin?

A. Các đoạn văn đứng độc lập

B. Nhiều số liệu biểu bảng

C. Hình ảnh đi kèm thông số khoa học

D. Sapo, số liệu, hình ảnh, tiêu đề đoạn in đậm

Câu 4. Đoạn sapo cung cấp cho người đọc những thông tin nào sau đây?

A. Nội dung tóm tắt của toàn văn bản

B. Quá trình nghiên cứu lịch sử đền Trần

C. Các góc nhìn về lễ hội đền Trần

D. Ý nghĩa của đền Trần với đời sống dân tộc

Câu 5. Ngày nay, việc xin ấn đền Trần có ý nghĩa gì?

A. Bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân

B. Ghi nhớ công lao to lớn của vương triều Trần đã có công dựng nước và giữ nước Đại Việt

C. Cầu mong cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị

D. Tạo phúc đức, tạo thuận lợi theo ý nghĩa tâm linh cho đường công danh sự nghiệp

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hóa khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ của 3 thế hệ tại sân đền Thiên Trường với các cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử... hay chọi gà, chơi đu, chơi cờ thẻ…”

A. Liệt kê

B. Điệp từ

C. Nói quá

D. Ẩn dụ

Câu 7. Dòng nào nói chính xác và đầy đủ các bước của Lễ hội khai ấn đền Trần?

A. Ba nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước Nước, tế Cá và khai ấn đầu năm

B. Ba nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước Đất, tế Cá và khai ấn đầu năm

C. Ba nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước Nước, tế Trời và khai ấn đầu năm

D. Ba nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước Nước và khai ấn đầu năm

Câu 8. Trước kia, vấn đề lo ngại nhất khi tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần là:

A. Không đủ kinh phí tổ chức

B. Vận động người dân tham gia rất khó khăn

C. Cảnh chen chúc, xô đẩy để xin ấn của người dân

D. Không có đơn vị nào đứng ra tổ chức

Câu 9. Phân tích vai trò, tác dụng của hình ảnh minh họa trong bài viết?

Câu 10. Phân tích thái độ, quan điểm cách thể hiện của tác giả trong đoạn văn bản Bảo tồn đúng cách.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về cách nói lời từ chối.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 2

B. Thông tin chính của toàn văn bản

0,5 điểm

Câu 3

D. Sapo, số liệu, hình ảnh, tiêu đề đoạn in đậm

0,5 điểm

Câu 4

A. Nội dung tóm tắt của toàn văn bản

0,5 điểm

Câu 5

D. Tạo phúc đức, tạo thuận lợi theo ý nghĩa tâm linh cho đường công danh sự nghiệp

0,5 điểm

Câu 6

A. Liệt kê

0,5 điểm

Câu 7

A. Ba nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ, rước Nước, tế Cá và khai ấn đầu năm.

0,5 điểm

Câu 8

C. Cảnh chen chúc, xô đẩy để xin ấn của người dân

0,5 điểm

Câu 9

- Cả hai hình ảnh đều là khung cảnh lễ hội khai ấn đền Trần.

+ Hình ảnh 1 là lễ hội ban ngày, thấy được nét văn hóa độc đáo của lễ hội.

+ Hình ảnh 2 là lễ hội ban đêm, diễn tả cảnh xô lấn, chen chúc của mọi người, cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng.

→ Tác giả chọn hình ảnh minh họa làm rõ, nổi bật vấn đề trọng tâm của bài viết.

1,0 điểm

Câu 10

- Tác giả lên tiếng nêu thực trạng về việc chen lấn xô đẩy khi đi lễ hội khai ấn đền Trần.

- Thái độ phê phán và đưa ra giải pháp giúp khắc phực thực trạng trên:

+ Sự thiếu ý thức, muốn mình được ấn đầu tiên, hay các hành động sai lệch, phản cảm được truyền tai nhau như ném tiền, cướp ấn đã tạo nên những tiền lệ xấu, tạo điều kiện cho các đối tượng trộm cắp, móc túi hoạt động dễ dàng hơn.

+ Để thực sự bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc như lễ khai ấn đền Trần, không thể chỉ dựa vào sức của địa phương mà cần huy động nhiều lực lượng khác.

+ Quan trọng nhất là chính người dân phải thay đổi thói quen xấu của mình, để chung tay tạo dựng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nhớ về truyền thống cha ông, vừa thực hiện tốt nếp sống văn minh mới.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn viết văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cách nói lời từ chối.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cách nói lời từ chối.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

- Thân bài:

* Giải thích:

Cách nói lời từ chối: không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng.

* Phân tích:

Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí.

Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình.

Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác.

* Chứng minh:

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những lời từ chối tích cực làm minh họa cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: từ chối những cuộc ăn chơi đàn đúm, từ chối nghe theo lời người khác xúi làm chuyện xấu, từ chối việc ôm đồm công việc cho người khác…

* Phản biện:

Trong cuộc sống vẫn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao. Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình.

- Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: cách nói lời từ chối; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi