Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 8)


ĐỀ 8

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

3

0

5

0

0

2

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

- Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Thông hiểu:

- Xác định được mục đích, quan điểm của người viết.

- Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản.

Vận dụng:

- Tác động của văn bản với bản thân.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý kiến của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 8

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BỨC XÚC KHÔNG LÀM TA VÔ CAN

Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kì quặc mà không hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ti, ảnh con mèo, ảnh bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn – chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…) Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

[…] Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỉ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc đẩu, hay một ngọn gió Nam, hay một cơn mưa tháng Tư, hay băng tan tháng Giêng”. Cuối cùng, một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước các con sóng của đám đông để có thể quan tâm tới cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Một niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl-Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 – 77, 79-80 NXB Hội Nhà văn, 2016)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nội dung của đoạn văn bản thứ nhất?

A. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người

B. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người

C. Những lợi ích mạng xã hội đem lại đối với đời sống con người

D. Cách thoát ra khỏi mạng xã hội.

Câu 3. Theo tác giả, đâu không phải là tồn tại mà chiếc Smartphone đem lại?

A. Sự tương tác hời hợt trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự

B. Hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều

C. Dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn

D. Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội của người khác dẫn đến cảm giác bứt rứt, ghen tị với cuộc sống của người khác

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé”?

A. Liệt kê và so sánh

B. Ẩn dụ và liệt kê

C. So sánh và điệp ngữ

D. Liệt kê và điệp ngữ

Câu 5. Tại sao tác giả lại cho rằng: “đứng một mình không dễ”?

A. Vì làm ta không được ưa thích

B. Vì phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta

C. Chúng ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé

D. Tất cả các ý trên

Câu 6. “Niềm vui tự thân” của người đứng một mình là như thế nào?

A. Là bản thân lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ

B. Là niềm vui phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài tác động

C. Là niềm vui từ bên trong mình, không phụ thuộc vào những yếu tố khác

D. Là khi mang lại niềm vui cho người khác

Câu 7. Theo tác giả đoạn trích, vì sao cần có lòng dũng cảm khi đứng một mình?

A. Vì đứng một mình không dễ

B. Vì chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng

C. Vì một mình nhưng không cô đơn

D. Vì ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác

Câu 8. Dòng nào sau đây không nêu đúng về đặc điểm của việc “đứng một mình”?

A. Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi người khác một cách vật lí

B. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập

C. Một mình là sự tách ra khỏi đám đông, cô đơn về cả thể chất và tinh thần

D. Một mình không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân và những người xung quanh

Câu 9. Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”?

Câu 10. Bài học được rút ra trong đoạn trích trên là gì?

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau:

CHIẾC LÁ VÀNG RƠI

Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
– Sao sớm thế?

Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người

0,5 điểm

Câu 3

C. Dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn

0,5 điểm

Câu 4

D. Liệt kê và điệp ngữ

0,5 điểm

Câu 5

D. Tất cả các ý trên

0,5 điểm

Câu 6

C. Là niềm vui từ bên trong mình, không phụ thuộc vào những yếu tố khác

0,5 điểm

Câu 7

B. Vì chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng

0,5 điểm

Câu 8

C. Một mình là sự tách ra khỏi đám đông, cô đơn về cả thể chất và tinh thần

0,5 điểm

Câu 9

Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:

- Những trải nghiệm, những thứ trên mạng ta thấy nhiều khi chỉ là ảo.

- Những thứ ta thấy trên mạng đôi khi sẽ làm ta bứt rứt, khó chịu, ghen tỵ với người khác.

1,0 điểm

Câu 10

HS nêu bài học rút ra và giải thích hợp lí. Tham khảo:

- Mỗi người được lựa chọn một cách sống riêng tuy nhiên nhiều khi cũng nên thay đổi cách sống thay vì “đứng một mình” thì nên hòa nhập với mọi hơn vì đôi khi “đứng một mình” là một điều tốt nhưng đôi khi không “đứng một mình” sẽ giúp mình phát triển tốt hơn vì “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

- Smarthphone có thể là công cụ giải trí tuyệt vời của chúng ta nhưng cũng có thể là thứ thảm họa giết chết chúng ta. Khi lên mạng quá nhiều, ta sẽ tiếp thu được nhiều cái không tốt, những cái đó có thể dần dần hủy hoại con người ta, thu hẹp ta vào một góc.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp gợi ra từ câu chuyện “Chiếc lá vàng rơi”.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:- Mở bài:

+ Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện về chiếc lá rơi.

+ Nêu vấn đề nghị luận: sống vì người khác, chấp nhận hi sinh để tạo cơ hội, niềm vui và hạnh phúc cho người khác.

- Thân bài:

* Phân tích câu chuyện:

+ Câu chuyện cần chú ý đến cách chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi, khiến cho cái gốc phải bật hỏi: “Sao sớm thế?”

+ Điều quan trọng hơn nữa là cách “chiếc lá vàng” nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và “chỉ vào những lộc non”.

+ Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời.

→ Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình để tạo cơ hội, niềm vui cho người khác. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người.

* Bình luận về ý nghĩa câu chuyện:

Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người:

+ Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.

+ Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác.

+ Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ.

+ Mỗi phút giây được sống, trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào.

+ Lá rơi để bắt đầu, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình, tạo cơ hội cho những chồi non mới nhú.

* Bài học được rút ra:

+ Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.

+ Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận”.

+ Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nỗ lực vươn lên…

+ Sống vì người khác, biết cho đi mà không cần nhận lại

- Kết bài: Đánh giá chung.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi