ĐỀ 1
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 3 | 0 | 3 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 15 | 25 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được nội dung, mối quan hệ, cách sắp xếp của luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu và vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. - Nhận biết và phân tích được tính mạch lạc, liên kết trong đoạn văn và văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, quan điểm của người viết. - Sửa lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn và văn bản. Vận dụng: - Tác động của văn bản với bản thân. | 3TN | 3TN 1TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối). - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn, lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý kiến của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 3TN 1TL | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
SỞ GD&ĐT TỈNH …………………….. ĐỀ SỐ 1 | ĐỀ THI HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của riêng bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu phải biết lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lí để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi…
Xin hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có đủ can đảm biểu lộ sự kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm….
(Trích “Thư Tổng thống Mĩ A. Li-côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình”)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân
B. Người cha mong thầy giáo hãy để con mình tự biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân
C. Người cha mong con mình có một cuộc sống vui vẻ ở trường học
D. Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho mình trở thành một người tài giỏi
Câu 3. Vì sao người cha muốn thầy giáo tạo cho con mình sức mạnh?
A. Để con mình có thể làm tất cả mọi thứ
B. Để con mình có sức khỏe vui chơi học tập
C. Để không một ai dám bắt nạt con mình
D. Để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế
Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Liệt kê, nhân hóa, điệp từ, so sánh, điệp ngữ
B. Ẩn dụ, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ
C. Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ
D. So sánh, nhân hóa, điệp từ, liệt kê
Câu 5. Dòng nào sau đây không phải là tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
A. Nhấn mạnh những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-côn với thầy hiệu trưởng
B. Thể hiện tài năng và đạo đức của người thầy giáo
C. Thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con
D. Mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường
Câu 6. Vì sao người cha muốn “xin hãy đối xử dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu”?
A. Vì người cha sợ con mình gặp phải những va vấp
B. Vì chỉ có sự thử thách của lửa mới giúp đứa con cứng rắn
C. Vì người cha sợ con mình sẽ bị sẽ trở thành một người yếu đuối, ỷ nại
D. Vì người cha muốn con bảo vệ con mình khỏi những va vấp của cuộc đời
Câu 7. Vì sao A. Li-côn lại xin thầy giáo của con trai “hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã”?
Câu 8. Anh/chị nhận được thông điệp gì từ câu nói “chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn”?
Câu 9. Thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc qua văn bản trên là gì?
Phần II. Viết (4,0 điểm)Đọc văn bản sau:
MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên tám hay chín tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một buổi tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng mà lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chủ động ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”.
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy không. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc vất vả cả ngày và rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”. Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được ngày sinh nhật hay ngày kỉ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua những năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.
(Nguồn: Quà tặng cuộc sống)
Anh/ Chị hãy viết một bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về câu nói của người cha: “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | C. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | A. Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. Để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Liệt kê, lặp cấu trúc cú pháp, so sánh, đối lập, điệp từ, điệp ngữ | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Thể hiện tài năng và đạo đức của người thầy giáo | 0,5 điểm |
Câu 6 | B. Vì chỉ có sự thử thách của lửa mới giúp đứa con cứng rắn | 0,5 điểm |
Câu 7 | Tổng thống Li-côn lại xin thầy giáo của con trai “hãy dạy cho cháu biết mỉm cười khi buồn bã” vì: + Khi buồn bã là những khi ta chán nản, bế tắc, tuyệt vọng, thất bại. Ta cần biết “mỉm cười”, lạc quan tin tưởng để nhận ra những thiếu sót của bản thân từ đó rút kinh nghiệm. + Khi biết lạc quan con người sẽ biết cần phải nỗ lực, ý chí để bước tiếp, có thể đạt đến mục đích sống, đạt đến thành công. | 1,0 điểm |
Câu 8 | - Câu nói gửi đến thông điệp: Hãy biết dấn thân vào những thử thách, khó khăn trong cuộc sống bởi chỉ có những khó khăn, thử thách thực sự của cuộc sống mới có thể tôi luyện nên những phẩm chất tuyệt vời, đáng quý cho con người. - Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn (đức, trí, thể, mỹ) | 0,5 điểm |
Câu 9 | Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn (đức, trí, thể, mỹ) | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát lại vấn đề và nêu bài học nhận thức. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày ý kiến của mình về câu nói: “Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. | 0,25 điểm | |
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận. - Thân bài* Giải thích ý nghĩa của câu nói: + “Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu”: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa. + “Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những người xung quanh. * Bình luận, chứng minh: + Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa. + Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực. + Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. * Nêu bài học nhận thức và hành động. - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. | 2,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |