Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 7)


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ/ thơ trữ tình

Nhận biết:

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Hiểu được nội dung chính của văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

Nhận biết:

- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của tác phẩm.

- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm.

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

- Đảm bảo cấu trúc của một văn bản nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm.

- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm).

Vận dụng cao:

- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức tác phẩm.

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

SỞ GD&ĐT TỈNH ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 10(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

TỰ TÌNH II

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!

(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú

B. Ngũ ngôn bát cú

C. Thơ tự do

D. Thơ sáu chữ

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong bài thơ?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Bài thơ là lời tâm sự của ai, về điều gì?

A. Lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi cô đơn, buồn tủi, phẫn uất trước con đường tình duyên trắc trở

B. Lời kêu than ai oán, xót thương của người phụ nữ về con đường tình duyên đầy trắc trở

C. Lời kêu gọi của người phụ nữ chủ động trong chuyện tình cảm phong kiến xưa nhưng nhận lại sự chỉ trích từ mọi người

D. Lời tâm sự của tác giả gửi đến những người phụ nữ thời phong kiến xưa

Câu 4: Những từ ngữ chỉ thời gian, không gian và hình ảnh trong 4 câu đầu của bài thơ cho thấy tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

A. Tâm trạng lo âu, phiền muộn

B. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi

C. Tâm trạng vui mừng, phấn khởi

D. Tâm trạng an nhiên, yêu đời

Câu 5: Dòng nào dưới đây không thể hiện nội dung đúng về bài thơ trên?

A. Thể hiện tâm trạng, thái độ của tác giả vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch

B. Người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc, muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã do con người tạo ra

C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẻ mọn của tác giả

D. Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương

Câu 6: Đâu là từ Hán Việt được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

A. Đêm khuya

B. Văng vẳng

C. Canh dồn

D. Hồng nhan

Câu 7: Hai câu thơ nào sau đây bộc lộ sức sống mãnh liệt, cố vươn lên để thoát khỏi số phận ngay cả trong tình huống buồn đau nhất?

A. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn/ Trơ cái hồng nhan với nước non

B. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

C. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

D. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con

Câu 8: Dòng nào sau đây nói về ý nghĩa nhân văn trong bài thơ trên?

A. Là sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người phụ nữ và sự cố gắng vươn lên trên số phận, nhưng cuối cùng rơi vào bi kịch.

B. Là lời ca buồn về số phận người phụ nữ có tình duyên dở dang

C. Là ý chí vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ từng chịu nhiều bất hạnh

D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc

Câu 9: Anh/chị hãy phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Phần 2: Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Trụ Trời” trích trong “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới (Thần thoại Việt Nam).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

A. Thất ngôn bát cú

0,5 điểm

Câu 2

C. Biểu cảm

0,5 điểm

Câu 3

A. Lời tâm sự của người phụ nữ, giãi bày nỗi cô đơn, buồn tủi, phẫn uất trước con đường tình duyên trắc trở

0,5 điểm

Câu 4

B. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi

0,5 điểm

Câu 5

C. Sự cam chịu cuộc sống, kiếp lẻ mọn của tác giả

0,5 điểm

Câu 6

D. Hồng nhan

0,5 điểm

Câu 7

C. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn

0,5 điểm

Câu 8

D. Là tiếng kêu thống thiết về nỗi đau duyên tình và khát vọng hạnh phúc

0,5 điểm

Câu 9

- Hai câu cuối bài thơ nói lên bi kịch nhưng qua bi kịch lại thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Xuân Hương: Ngán là chán ngán, ngán ngẩm. Xuân Hương “ngán” lắm rồi nỗi đời éo le, cơ cực.

- Từ “xuân” mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân của thiên nhiên đi rồi trở lại với hoa lá cỏ cây. Tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thêm mỗi lần xuân đi, xuân lại là một lần nỗi buồn lớn hơn.

- Nghịch cảnh càng éo le hơn bởi nghệ thuật tăng tiến trong câu cuối. Ở đây không phải khối tình, cuộc tình tròn đầy, viên mãn mà là “mảnh tình”. Mảnh tình đã nhỏ bé lại còn phải san sẻ - chia bớt, nhường bớt cho người khác nên chỉ còn lại “tí con con” – ít ỏi, tội nghiệp. Câu thơ được viết nên từ những trải nghiệm thấm thía của cuộc đời hai lần làm lẽ.

=> Hai câu kết tuy kết lại ở cảm xúc buồn đau, chán ngán nhưng lại nói lên rất nhiều về tâm hồn rạo rực xuân tình, khát khao mãnh liệt về tình duyên hạnh phúc trọn vẹn của Hồ Xuân Hương.

2 điểm

Phần 2: Viết (4,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Thần Trụ Trời” trích trong “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới”.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Giới thiệu về truyện kể: Truyện “Thần Trụ trời” thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm.

- Trình bày khái quát nội dung cần phân tích, đánh giá: Chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện “Thần Trụ trời”.

- Xác định chủ đề của truyện kể và ý nghĩa của chủ đề: truyện giải thích quá trình tạo lập thế giới: phân chia trời, đất và nguồn gốc hình thành các dạng địa hình như núi, đảo,... một cách sáng tạo qua các yếu tố kì ảo.

- Phân tích, đánh giá các khía cạnh trong chủ đề của truyện kể:

+ Giải thích sự phân chia trời, đất thông qua sự kiện thần Trụ trời xây cột đá chống trời.

+ Sự hình thành các dạng địa hình khác nhau: thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi...

- Đánh giá: truyện cho thấy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người trong buổi đầu sơ khai.

- Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể:

+ Truyện đã xây dựng nhân vật Thần Trụ trời - vị thần sức mạnh siêu nhiên, thực hiện công việc phân chia trời và đất, tạo nên các dạng địa hình khác nhau.

+ Thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu tạo nên một câu chuyện đầy sức hấp dẫn và thuyết phục đối với người đọc.

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật truyện kể.

- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi