Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 4)


ĐỀ 4

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Văn bản

thông tin

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biết được cấu trúc và đặc điểm văn bản thông tin giới thiệu về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

- Nhận biết được số từ.

Thông hiểu:

- Biết cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

Vận dụng:

- Vận dụng thông tin trong văn bản vào cuộc sống.

2TN

1TL

2TN

1TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5 TN

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CỦ KIỆU

Nhắc đến không khí ngày tết, người ta không thể không nhắc đến những hũ củ kiệu muối. Dù bạn là người miền nào thì ngày tết đến đều có thể thưởng thức món ăn này.

Củ kiệu xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn ngày tết của mọi gia đình. Ở mỗi vùng miền, hương vị của củ kiệu sẽ có thay đổi. Tuy nhiên, công đoạn chuẩn bị và ngâm kiệu lại rất quan trọng. Nó quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm.

Để cho ra đời hũ kiệu muối ngon, bạn phải chọn củ có kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa ít nước. Rửa sạch, cắt củ, bỏ đi phần lá. Phần lá này bạn có thể tận dụng để ăn kèm cũng rất ngon. Bên cạnh kiệu, hãy chuẩn bị thêm đu đủ, cà rốt, củ cải để làm tăng màu sắc sản phẩm. Tất cả đều phải đảm bảo là nguồn nguyên liệu sạch, rửa sạch sẽ và để khô. Đưa tất cả các nguyên liệu ra phơi nắng. Việc này giúp củ kiệu được giòn hơn.

Công đoạn pha nước chấm quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm. Hãy chuẩn bị nước mắm, dấm, đường, muối. Nêm nếm khẩu vị vừa ăn. Cho tất cả vào hũ kín và đậy lại. Món ăn có thể được ăn lại khi cơ sở kinh doanh ăn uống, nhà hàng vẫn hoạt động bình thường.

Hương vị ngày tết khiến ta nhớ về nhiều thứ, nhất là món củ kiệu một món ăn quen thuộc. Với cách làm quen thuộc, nguyên liệu dễ kiếm, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện được. Ăn củ kiệu, nhớ về không khí sum họp đầm ấm bên gia đình ngay thôi.

(Sưu tầm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Biểu cảm

Câu 2. Theo tác giả, tiêu chí chọn kiệu để cho ra đời hũ kiệu ngon là gì?

A. Củ có kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa ít nước

B. Củ có kích thước nhỏ, đuôi vừa và chứa ít nước

C. Củ có kích thước nhỏ, đuôi vừa và chứa nhiều nước

D. Củ có kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa nhiều nước

Câu 3. Công đoạn nào có quyết định nhiều đến chất lượng sản phẩm?

A. Chọn nguyên liệu

B. Pha nước chấm

C. Cách chế biến

D. Cách bảo quản

Câu 4. Khi ăn củ kiệu, gợi nhớ về điều gì?

A. Nhớ về ngày Tết

B. Nhớ đến người làm ra nó

C. Nhớ những món ăn quen thuộc ngày Tết

D. Nhớ về không khí sum họp đầm ấm bên gia đình

Câu 5. Thông tin trong đoạn trích được triển khai theo cách nào? Cách triển khai thông tin ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu văn sau: “Để cho ra đời hũ kiệu muối ngon, bạn phải chọn củ có kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa ít nước. Rửa sạch, cắt củ, bỏ đi phần lá. Phần lá này bạn có thể tận dụng để ăn kèm cũng rất ngon. Bên cạnh kiệu, hãy chuẩn bị thêm đu đủ, cà rốt, củ cải để làm tăng màu sắc sản phẩm”.

Câu 7. Hãy kể tên một vài những món ăn truyền thống ngày Tết mà em biết.

Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của dân tộc?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 2

A. Củ có kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa ít nước

0,5 điểm

Câu 3

B. Pha nước chấm

0,5 điểm

Câu 4

D. Nhớ về không khí sum họp đầm ấm bên gia đình

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra cách triển khai thông tin và nêu mục đích của văn bản:

- Cách triển khai thông tin: theo trật tự thời gian.

- Mục đích: Gợi nhớ lại món ăn quen thuộc ngày Tết, hướng dẫn chế biến món củ kiệu và lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng:

- Liệt kê: kích thước vừa, đuôi nhỏ và chứa ít nước; rửa sạch, cắt củ, bỏ đi phần lá; đu đủ, cà rốt, củ cải,…

- Tác dụng: Hướng dẫn cách chuẩn bị nguyên liệu cho món củ kiệu ngâm. Làm tăng sức biểu đạt của đoạn văn.

1,0 điểm

Câu 7

HS nêu ra các món ăn truyền thống ngày Tết:

VD: Bánh chưng, thịt kho, canh bóng,…

0,5 điểm

Câu 8

HS nêu suy nghĩ của mình: Văn bản trên gợi lên những suy nghĩ về nét đẹp văn hóa ẩm thực dân tộc đều ẩn sau những món ăn bình dị, dân dã, đời thường. Không phải quá cầu kì, kiểu cách, sơn hào hải vị, nó đơn giản chỉ là món củ kiệu mang đậm hương vị quê hương cùng với những kỉ niệm một thời. Vì vậy, chúng ta cần phải trân trọng những món ăn bình dị như đang trân trọng chính nét đẹp văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Thân bài

+ Giải thích:

• Bản sắc văn hóa dân tộc: những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta.

• Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi quốc gia, sự phong phú trong lối sống, sinh hoạt tập thể của con người và tạo nên sự đa dạng màu sắc cho cuộc sống.

+ Tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc:

• Bản sắc văn hóa dân tộc hay cụ thể hơn là văn hóa vùng miền là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp của quê hương mình, cũng là nơi con người gắn kết với nhau, vui đùa chan hòa.

• Bản sắc văn hóa dân tộc là những đặc trưng về văn hóa của quốc gia đó, là nét làm cho đất nước mình không bị nhầm lẫn với bất kì đất nước nào khác.

+ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:

• Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.

• Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.

• Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

- Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi