Đề 8
MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận xã hội | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 50 |
Tổng | 20 | 10 | 20 | 10 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận xã hội | Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. Thông hiểu: - Xác định được phép liên kết câu, số từ. - Hiểu được chủ đề của văn bản. - Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản. - Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống. | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân. - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 8 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ INăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa. Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,.. là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn. Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Phỏng theo Hữu Thọ)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Theo tác giả, dựa vào đâu để đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp?
A. Dựa vào công việc của họ
B. Dựa vào thời gian nhàn dỗi của họ
C. Dựa vào học vấn của họ
D. Dựa vào tài sản của họ
Câu 3. Cụm từ “đầu tắt mặt tối” trong đoạn trích được hiểu như thế nào?
A. Làm lụng vất vả không lúc nào được nghỉ ngơi
B. Làm lụng vất vả có ít thời gian nghỉ ngơi
C. Làm lụng vất vả nhưng vẫn có thời gian nghỉ ngơi
D. Làm lụng vất vả nhưng có rất nhiều thời gian rảnh rỗi
Câu 4. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
A. Sự cố gắng
B. Dành thời gian cho bản thân
C. Chăm lo thời gian nhàn rỗi
D. Phát triển bản thân
Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của hai biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích trên?
Câu 6. Theo em, tại sao “Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn”?
Câu 7. Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên.
Câu 8. Bài học nào trong đoạn trích có ý nghĩa với em.
Phần II. Viết (5,0 điểm)Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | D. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | B. Dựa vào thời gian nhàn dỗi của họ | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. Làm lụng vất vả không lúc nào được nghỉ ngơi | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Chăm lo thời gian nhàn rỗi | 0,5 điểm |
Câu 5 | HS chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ: - Điệp ngữ: có người - Liệt kê: công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,... => Tác dụng: Nêu thực trạng về thời gian nhàn dỗi và kêu gọi mọi người, xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn dỗi của mình. Làm tăng sức hấp dẫn cho đoạn văn. | 1,0 điểm |
Câu 6 | HS giải thích được các ý sau: “Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn” bởi: - Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. - Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. | 1,0 điểm |
Câu 7 | HS đặt nhan đề có ý nghĩa, thể hiện được nội dung văn bản: VD: Chăm lo thời gian nhàn dỗi, Đừng sợ nhàn dỗi,… | 0,5 điểm |
Câu 8 | HS nêu bài học có ý nghĩa và giải thích. VD: Bài học: Phải biết sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách hợp lí. Vì: Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, nên khi đánh giá xã hội phải dựa trên đời sống của từng cá nhân. Thời gian nhàn rỗi lại là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đời sống, trình độ nhận thức cao hay thấp của mỗi người. Sự quan tâm của xã hội đối với đời sống con người khẳng định sự tiến bộ, phát triển của xã hội đó. | 0,5 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đềBài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập. Thân bài:- Giải thích: Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác. - Phân tích: Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội. Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi. Nếu chúng ta trì trệ, hoà hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng. Rèn luyện được tính tự lập đồng nghĩa với việc chúng ta có thể rèn luyện những tính cách khác như: gọn gàng, tự giác, có ý chí phấn đấu vươn lên, kiên trì với mục tiêu,… - Chứng minh: Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình. - Phản đề: Bên canh đó vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,… Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |