Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 3)


ĐỀ 3

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Tục ngữ

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ và thành ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

- Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TN

1TL

2TN

1TL

2 TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*

Tổng số câu

2TN

1TL

2TN

1TL

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

1. Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

2. Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

3. Năm trước được cau, năm sau được lúa.

4. Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.

5. Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.

6. Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.

Câu 1. Các câu 3, 4, 5 sử dụng cách gieo vần nào?

A. Vần chân

B. Vần liền

C. Vần lưng

D. Vần hỗn hợp

Câu 2. Câu “Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm” có ý nghĩa gì?

A. Gió mát, ẩm ướt, thổi từ hướng đông nam tới: hiện tượng thời tiết trái với quy luật bình thường báo hiệu khí trời độc, ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và sức khoẻ con người

B. Gió mát, ẩm ướt, thổi từ hướng tây bắc tới: hiện tượng thời tiết trái với quy luật bình thường báo hiệu khí trời độc, ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và sức khoẻ con người

C. Gió mát, hanh khô, thổi từ hướng đông nam tới: hiện tượng thời tiết trái với quy luật bình thường báo hiệu khí trời độc, ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và sức khoẻ con người.

D. Gió mát, hanh khô, thổi từ hướng tây bắc tới: hiện tượng thời tiết trái với quy luật bình thường báo hiệu khí trời độc, ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và sức khoẻ con người.

Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu “Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang / Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút”:

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4. Câu nào sau đây không nêu đúng đặc điểm của các câu tục ngữ trên?

A. Các câu ngắn gọn

B. Có nhịp điệu, hình ảnh

C. Thường có hai vế trở lên, các vế đối xứng nhau về cả hình thức lẫn nội dung

D. Thường chỉ có một nghĩa duy nhất

Câu 5. Về hình thức, câu số 1 có gì khác so với các câu còn lại?

Câu 6. Các câu tục ngữ trên có thể chia thành mấy nhóm? Nêu cụ thể.

Câu 7. Em thích câu tục ngữ nào nhất trong các câu trên? Vì sao?

Câu 8. Theo em, các câu tục ngữ trên có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

C. Vần lưng

0,5 điểm

Câu 2

A. Gió mát, ẩm ướt, thổi từ hướng đông nam tới: hiện tượng thời tiết trái với quy luật bình thường báo hiệu khí trời độc, ảnh hưởng không tốt tới sản xuất và sức khoẻ con người

0,5 điểm

Câu 3

B. So sánh

0,5 điểm

Câu 4

D. Thường chỉ có một nghĩa duy nhất

0,5 điểm

Câu 5

HS nêu nhận xét về hình thức của câu 1 so với các câu còn lại:

Câu tục ngữ thứ nhất có 2 dòng, số lượng tiếng dài nhất,…

0,5 điểm

Câu 6

HS chia thành 3 nhóm:

- Câu tục ngữ về thiên nhiên: 1, 2

- Câu tục ngữ về lao động, sản xuất: 3, 4

- Câu tục ngữ về con người: 5, 6

1,0 điểm

Câu 7

Hs nêu được câu tục ngữ ấn tượng nhất và lí do:

Ví dụ:

Câu tục ngữ cuối cùng răn dạy cho con người bài học vô cùng sâu sắc: Phê phán những kẻ nhiều thói hư tật xấu trong xã hội.

1,0 điểm

Câu 8

Hs nêu được ý nghĩa từ các câu tục ngữ:

Các câu tục ngữ trên có thể giúp ích cho con người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất lao động,… Là kho kinh nghiệm quý báu của dân gian.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ về câu nói: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Quả là sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất.

+ Muốn có được quả ngọt thì phải có “kẻ trồng cây”, người đã dành công sức trồng trọt, chăm bón. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra.

=> Câu tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước.

- Biểu hiện:

+ Biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành nuôi dưỡng.

+ Biết ơn thầy cô những người đã truyền đạt cho ta kiến thức bước vào đời.

+ Biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh xương máu để cho chúng ta một cuộc sống hòa bình.

- Ý nghĩa của lòng biết ơn:

+ Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng.

+ Việc sống ân tình, ân nghĩa sẽ là tấm gương sáng cho con cái và các thế hệ tiếp nối.

- Nêu cảm nhận chung.

Kết bài: Nêu cảm nhận cá nhân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi