Đề 7
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Tục ngữ | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 2* | 50 |
Tổng | 20 | 10 | 20 | 10 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Tục ngữ | Nhận biết: - Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ và thành ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh. Thông hiểu: - Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ. Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ. - Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông. | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân. - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 7 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc những câu sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
1. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
3. Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.
4. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
5. Ðói cho sạch, rách cho thơm.
6. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
7. Chết trong còn hơn sống đục.
Câu 1. Những câu tục ngữ trên thể hiện điều gì?
A. Kinh nghiệm của nhân dân về lao động sản xuất
B. Kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên thời tiết
C. Kinh nghiệm của nhân dân về cuộc sống và con người
D. Kinh nghiệm của nhân dân về phong tục, tập quán
Câu 2. Các câu tục ngữ trên sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hóa
C. Nói quá
D. So sánh
Câu 3. Câu tục ngữ nào khuyên con người cần phải kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim
B. Ăn lấy chắc, mặc lấy bền
C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
D. Chết trong còn hơn sống đục
Câu 4. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” có ý nghĩa gì?
A. Một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cũng rất buồn bã
B. Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cũng gặp tai họa theo
C. Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót
D. Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng tìm cách giải quyết
Câu 5. Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ 2, 3, 4, 5 vào bảng sau:
Câu | Số chữ | Số dòng | Số vế |
Câu 6. Xác định các cặp vần của các câu tục ngữ 1, 3, 4, 5 theo bảng sau:
Câu | Cặp vần | Loại vần |
1 | ||
3 | ||
4 | ||
5 |
Câu 7. Theo em, các câu tục ngữ trên muốn nhắn gửi tới mọi người điều gì?
Câu 8. Vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?
Phần II. Viết (5,0 điểm)Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 1 | C. Kinh nghiệm của nhân dân về cuộc sống và con người | 0,5 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 2 | A. Ẩn dụ | 0,5 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 3 | A. Có công mài sắc có ngày nên kim | 0,5 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 4 | C. Một người trong cộng đồng bị tai hoạ, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót | 0,5 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 5 | HS điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ 2, 3, 4, 5 vào bảng :
| 1,0 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 6 | HS xác định các cặp vần của các câu tục ngữ 1, 3, 4, 5 theo bảng sau:
| 1,0 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 7 | HS nêu được những lời nhắn nhủ từ các câu tục ngữ: Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi chúng ta về cách làm người, cách đối nhân xử thế sao cho hợp lí, phù hợp với chuẩn mực của xã hội. | 0,5 điểm | ||||||||||||||||||||
Câu 8 | Nói “Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân” vì tục ngữ được đúc rút ra từ sự từng trải, những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống của nhân dân. Trải qua nhiều quá trình, sự lặp đi lặp lại của tự nhiên, xã hội, nhân dân ta đã đúc kết nó thành những kinh nghiệm quý báu không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho cả xã hội. | 0,5 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đề:Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề. Thân bài:- Giải thích: + Cả hai ý kiến đều đề cập đến hình ảnh mực và đèn, đây là những hình ảnh biểu tượng: • “Mực” tượng trưng cho những điều xấu xa, gây hại cho bản thân và những người xung quanh và ngược lại, “Đèn” lại là sự ẩn dụ cho những điều tươi sáng, tốt đẹp mà con người mong muốn có được. • Cùng dùng chung những hình ảnh giàu tính biểu tượng, song nội dung hai ý kiến lại trái ngược nhau. + Giải thích: • Ý kiến thứ nhất khẳng định sự thay đổi của mỗi con người trong cuộc đời phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, những người xung quanh mà ta tiếp xúc hàng ngày, họ sẽ tốt lên hoặc xấu xa đi khi bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống, con người xung quanh. • Ý kiến thứ hai lại phủ định lại điều nói trên khi cho rằng mỗi người có sự độc lập hoàn toàn với những tác động, ảnh hưởng của cuộc sống xung quanh, dù là ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực thì bản thân họ vẫn tự mình thay đổi. → Hai ý kiến không phủ định nhau mà bổ sung cho nhau, góp phần đem đến cho người đọc cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề: trong từng hoàn cảnh, những tác động từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến bản thân mỗi người và ngược lại. - Chứng minh: + Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: • Mọi thứ ta trải qua, mọi điều ta giải quyết đều phải đặt trong những hoàn cảnh riêng của nó. Bởi vậy nên ta không thể tách biệt hoàn toàn bản thân mình với hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội… mà bản thân đang ở trong đó. • Khi hoàn cảnh sống tác động đến mỗi người, bản thân họ phải biết thay đổi để thích nghi, một khi thích ứng được với hoàn cảnh thì họ mới có thể tồn tại, không trở nên lập dị, khác thường. + Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng: • Ẩn sâu trong mỗi người luôn là nghị lực, ước mơ, hoài bão thôi thúc con người ta phát triển bản thân để đóng góp cho xã hội. Sẽ có những hoàn cảnh tiêu cực tác động đến, nhưng với lòng quyết tâm, ý chí nghị lực, con người vẫn có thể giữ vững mình trước những cám dỗ, thậm chí vươn lên thay đổi nghịch cảnh. • Nếu ta biết tĩnh tâm, không hám những thứ danh lợi hào nhoáng mà nhất thời, không vững bền thì ta vẫn có thể phát triển dù cho có bị hoàn cảnh dập vùi nghiệt ngã. • Ngược lại, dù ở trong một môi trường sống tốt nhưng bản thân không biết trân trọng và nỗ lực, dùng cái tài, cái trí và cái tâm mình vào việc có ích thì họ cũng sẽ là những người “gần đèn chưa chắc đã rạng”. - Đánh giá: + Hai ý kiến có tính chất bổ sung cho nhau. + Cuộc sống luôn vận động biến đổi không ngừng, bản thân mỗi người nên biết cách linh hoạt trong việc thay đổi bản thân để thích nghi với hoàn cảnh, thời thế hoặc kiên định với quan điểm của mình để không dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ làm những điều xấu. + Cần biết cân bằng giữa hai lối sống: thay đổi và bị thay đổi để từng ngày trôi qua đều thật tốt đẹp và ý nghĩa. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |