Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án (Đề 9)


ĐỀ 9

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

2

1

2

1

0

2

0

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

2*

50

Tổng

20

10

20

10

0

20

0

20

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1







Đọc hiểu








Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu:

- Xác định được phép liên kết câu.

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2 TN

1 TL

2 TN

1TL

2 TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1 TL*





Tổng số câu

2 TN

1 TL

2 TN

1 TL

2TL

1 TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

20%

20%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) “...Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn.

Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?

(2) Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu. Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ 21...”

(Bài phát biểu khai giảng – Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?

A. Những thách thức của học sinh ở thế kỉ 21

B. Những biến đổi của khí hậu, môi trường

C. Những biến đổi về nghề nghiệp

D. Những biến đổi về nền kinh tế

Câu 3. Nội dung chính của đoạn thứ 2 là gì?

A. Chỉ ra những thách thức mà học sinh sẽ phải đối mặt

B. Nêu ra hậu quả của những thách thức mà học sinh phải đối mặt

C. Giải pháp để đối mặt với những thách thức ấy

D. Vai trò của thế hệ trẻ với đất nước

Câu 4. Đâu là chủ đề của đoạn trích trên?

A. Dũng cảm đối mặt với những thách thức

B. Những biến đổi trong cuộc sống

C. Lòng dũng cảm

D. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Câu 5. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép liên kết được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 6. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.

Câu 7. Là thế hệ trẻ, em hãy trả lời câu hỏi được đặt ra trong đoạn trích “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”.

Câu 8. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em. Vì sao?

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với quê hương, đất nước.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

A. Những thách thức của học sinh ở thế kỉ 21

0,5 điểm

Câu 3

C. Giải pháp để đối mặt với những thách thức ấy

0,5 điểm

Câu 4

A. Dũng cảm đối mặt với những thách thức

0,5 điểm

Câu 5

HS chỉ ra và nêu tác dụng của phép liên kết:

- Phép lặp: Dũng cảm, đối mặt

- Tác dụng: Tạo sự liên kết cho đoạn văn nhằm nhấn mạnh những giải pháp để học sinh đối mặt với nhưng thách thức.

1,0 điểm

Câu 6

HS chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ:

- Biện pháp điệp ngữ: Dũng cảm

- Tác dụng: Nhấn mạnh vào những khó khăn, thách thức mà các em học sinh gặp phải và cũng là một lời khuyên, một lời cảnh tỉnh gửi đến các em mong các em cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt.

1,0 điểm

Câu 7

HS trả lời câu hỏi theo ý hiểu:

VD: Khi chúng ta – những thế hệ trẻ có lòng dũng cảm và sẵn sàng đối mặt, tiếp thu những kinh nghiệm từ cuộc cách công nghiệp 3.0 thì nhất định sẽ không bị tụt hậu ở cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

0,5 điểm

Câu 8

HS nêu được thông điệp có ý nghĩa nhất với em và trình bày lí do.

0,5 điểm

Phần II. Viết (5,0 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội

Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình.

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước.

0,25 điểm

c. Triển khai vấn đề

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.

Thân bài:

- Giải thích:

Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước dân tộc: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho nước nhà.

- Phân tích:

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc:

+ Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

+ Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa của trách nhiệm:

+ Trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

+ Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Người sống có trách nhiệm với Tổ quốc sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.

- Liên hệ bản thân:

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

- Phản đề:

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước và rút ra bài học cho bản thân.

3,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Danh mục: Đề thi