ĐỀ 6
MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận xã hội | 2 | 1 | 2 | 1 | 0 | 2 | 0 | 0 | 50 |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 50 |
Tổng | 20 | 10 | 20 | 10 | 0 | 20 | 0 | 20 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận xã hội | Nhận biết: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. Thông hiểu: - Xác định được phép liên kết câu, số từ. - Hiểu được chủ đề của văn bản. - Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản. Vận dụng: - Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản. - Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống. | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận, bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân. - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Vận dụng: - Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1TL* | |||
Tổng số câu | 2TN 1TL | 2TN 1TL | 2TL | 1TL | |||
Tỉ lệ (%) | 30% | 30% | 20% | 20% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN …………………….. ĐỀ SỐ 6 | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ IINăm học: 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút) |
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này).
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có qua nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.
(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình - Dương Thùy, NXB. Hà Nội, 2016, tr.118 - 119)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Câu nào sau đây thể hiện chủ đề của văn bản?
A. Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về
B. “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay
C. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi
D. Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn
Câu 3. Câu văn: ““Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay” có mấy số từ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Theo tác giả, thứ quan trọng nhất tồn tại trong cuộc sống này là gì?
A. Tiền bạc
B. Tình yêu thương
C. Sự cho đi
D. Sự nhận lại
Câu 5. Đặt nhan đề cho văn bản trên?
Câu 6. Em hiểu như thế nào về câu nói: “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.’’?
Câu 7. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: “Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ.”
Câu 8. Em hãy nêu thông điệp từ đoạn trích?
Phần II. Viết (5,0 điểm)Hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | D. Nghị luận | 0,5 điểm |
Câu 2 | C. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi | 0,5 điểm |
Câu 3 | A. 1 | 0,5 điểm |
Câu 4 | B. Tình yêu thương | 0,5 điểm |
Câu 5 | HS đặt nhan đề phù hợp với nội dung và chủ đề của văn bản: VD: Cho và nhận, Tình yêu thương,… | 0,5 điểm |
Câu 6 | HS trình bày ý hiểu của mình về câu nói “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.’’: Người “cho đi” chỉ thật sự hạnh phúc khi hành động đó xuất phát từ tấm lòng yêu thương thực sự, không tính toán hơn thiệt, không vụ lợi. | 0,5 điểm |
Câu 7 | HS chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ: Ẩn dụ: Cuộc đời đâu chỉ trải đầy hoa hồng Tác dụng: Khẳng định rằng trong cuộc sống của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi mà còn có những khó khăn, thử thách cần có những sự san sẻ giúp đỡ. Làm tăng sức biểu đạt cho câu văn. | 1,0 điểm |
Câu 8 | HS tự rút ra những ý nghĩa có giá trị sâu sắc định hướng cho nhận thức và hành động của bản thân và có kĩ năng diễn đạt rõ, gọn) (Tham khảo: Cái quan trọng nhất thực sự tồn tại trong cuộc sống là tình yêu thương. Chúng ta không chỉ sống cho riêng mình mà phải biết sống vì người khác. Vì thế đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình, phải biết sống vì mọi người, yêu thương, chia sẻ.) | 1,0 điểm |
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài triển khai được các ý kiến của bản thân. Kết bài khẳng định lại ý kiến của mình. | 0,25 điểm | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về vấn đề “cho” và “nhận” trong cuộc sống. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai vấn đềBài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cho và nhận. Thân bài:- Giải thích: “Cho”: nghĩa là cho đi, trao đi tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, những người gặp khó khăn trong cuộc sống. “Nhận”: là chấp thuận việc làm, tình cảm mà người khác dành cho mình. “Cho và nhận” là một thông điệp ý nghĩa: trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ những người khó khăn. Khi trao đi những điều quý giá ấy chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, niềm hạnh phúc, an yên trong tâm hồn và cả những sự giúp đỡ từ người khác. - Bàn luận: (Trả lời cho câu hỏi Tại sao chúng ta phải biết cho đi và nhận lại?) + Cuộc sống còn có nhiều mảnh đời khó khăn, giúp đỡ họ làm cho xã hội phát triển tốt hơn, họ sẽ đỡ đi phần nào thiếu thốn; hơn nữa lại thể hiện được hơi ấm tình người. + Khi chúng ta trao cho người khác bất cứ điều gì, ta sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc hơn. + Hành động cho đi, giúp đỡ người khác sẽ lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội, mọi người sẽ có suy nghĩ tích cực, tốt đẹp và nhân văn hơn. - Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống có nhiều tấm gương về sự “cho đi”, giúp đỡ người khác. (Học sinh tự tìm dẫn chứng chứng minh cho luận điểm này). - Phản đề: Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người vô cảm, lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác; ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình; chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi → những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Kết bài: Khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân. | 3,5 điểm | |
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 điểm | |
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,5 điểm |