Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 2 )


ĐỀ 2

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

3

0

5

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

3TN

5TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

- Viết được bài văn biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó.

1TL*

Tổng số câu

3TN

5TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

HÀNG QUÀ RONG

Người Hà Nội, ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường thì không để ý. Nếu chúng ta về ở các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi. Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau; ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán hàng ấy, mới là người sành ăn.

Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao “bán bánh rán nóng, trinh một, xu đôi” của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng và xấu, thật làm giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc còn ngái ngủ.

Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơ, bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh Trì đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm, bảy người từ phía Lò Lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.

Rồi mùa nực thì hàng xôi cháo: cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi gạo nếp. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ờ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu! Ăn một, hai xu là đủ rồi. Mùa rét thì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ.

Và có ai ngẫm nghĩ kĩ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hành giòn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong...Ngô bung (xôi lúa) thì có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ. Cứ mỗi buổi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đứng chờ. Bà đội thúng ngô, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất tiếng rao, tựa như không phải tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kì lạ: “Ééé...éc”, “Éé...ééc...”.

Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng rau, v.v là những người ưa món quà gì vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu – các cô khó tính, sành ăn và hay xét nét lắm [...].

Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm [...].

Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm trên chiếc mẹt phủ tấm vải màu trắng tinh để che ruồi, muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn. Cơm cắt ra từng khoanh, cô hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bày trên đĩa. Cô muốn xơi với thứ gì? Với chả mới nhé hay giò lụa mịn màng?

Các cô vừa ăn vừa nhai nhè nhẹ và thong thả vừa hỏi han thân mật cô hàng: cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng con, đóng góp thì nhiều. Âu cũng là cái phận chứ biết làm thế nào.

(Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 2004)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Tùy bút

C. Tản văn

D. Tự truyện

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 3: Văn bản bày tỏ cảm nhận của người viết về điều gì?

A. Vẻ đẹp của con người Hà Nội

B. Thú ăn quà của người Hà Nội

C. Tình cảm của người Hà Nội đối với du khách thập phương

D. Sự am hiểu, trân trọng những đặc sản vùng miền trên mọi miền đất nước

Câu 4: Theo tác giả, điều gì làm nên “nghệ thuật” ăn quà của người Hà Nội?

A. Việc “ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy”

B. Tiếng rao “bán bánh rán nóng, trinh một, xu đôi”

C. Tiếng rao “Eéee..éc, eé...ééc”

D. Những người ưa món quà vừa rẻ vừa ngon, lại vừa no lâu

Câu 5: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phèn.”?

A. Nhân hóa

B. Ẩn dụ

C. So sánh

D. Hoán dụ

Câu 6: Trong những câu văn sau, câu văn nào có thấy tính chất trò chuyện, tâm tình của văn bản?

A. Người Hà Nội, ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường thì không để ý

B. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi

C. Tang tảng sáng, tiếng bánh Tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường

D. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm

Câu 7: Thành phần trạng ngữ trong câu văn “Cứ mỗi buổi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đứng chờ.” là cụm từ nào?

A. Cứ mỗi buổi sáng

B. Bà từ ô xuống phố

C. Một đường đi nhất định

D. Cứ việc sai người

Câu 8: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn “Rồi, có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao “bán bánh rán nóng, trinh một, xu đôi” của một lũ trẻ con.” là gì?

A. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

C. Được sử dụng để đánh dấu phần chú thích

D. Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại

Câu 9: Tình cảm của nhà văn đối với các món quà Hà Nội được thể hiện qua những hình ảnh, câu văn nào? Em hãy nhận xét về tình cảm đó.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân trong gia đình – người mà em có thể sẻ chia mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

B. Tùy bút

0,5 điểm

Câu 2

D. Thuyết minh

0,5 điểm

Câu 3

B. Thú ăn quà của người Hà Nội

0,5 điểm

Câu 4

A. Việc “ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy”

0,5 điểm

Câu 5

C. So sánh

0,5 điểm

Câu 6

B. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi

0,5 điểm

Câu 7

A. Cứ mỗi buổi sáng

0,5 điểm

Câu 8

B. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó

0,5 điểm

Câu 9

- Hình ảnh, câu văn thể hiện tình cảm của nhà văn đối với các món quà rong Hà Nội:

+ Nếu chúng ta về ở các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà ở Hà Nội ngon chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng rau ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.

+ Cái bánh rán vừa cứng và xấu, thật làm giảm thanh thế của quà Hà Nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc còn ngái ngủ.

+ Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa.

+ Ờ, cái xôi vừng mỡ, nắm từng nắm con, ăn vừa ngậy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu!

+ Và có ai ngắm nghĩ kĩ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non; hành giòn và thơm phức, những hạt ngô béo rưới chút nước mỡ trong...Ngô bung (xôi lúa) thì có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhất và đậm nhất là ngô bung của một bà già trên Yên Phụ. Cứ mỗi buổi sáng, bà từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ việc sai người ra đứng chờ.

+ Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, từ quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm.

- Nhận xét: qua những câu văn trên, người đọc nhận ra sự gắn bó, mến yêu tha thiết của Thạch Lam đối với văn hóa ăn quà của người Hà Nội. Nhà văn say sưa tận hưởng bằng cả vị giác lẫn thị giác, khứu giác những món quà đường phố, từ đó thể hiện sự am hiểu, tự hào và trận trọng ẩm thực vùng đất kinh kì.

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về một người thân trong gia đình – người mà em có thể sẻ chia mọi nỗi niềm, người tiếp thêm cho em niềm tin, vững bước trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

- Vai trò của gia đình đối với mỗi người

- Giới thiệu về người thân mà em yêu quý

- Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó

- Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó

- Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống,..

- Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

- Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

- Khẳng định tình cảm của em đối với người đó.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

Danh mục: Đề thi