Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án ( Đề 7 )


ĐỀ 7

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

5

0

3

0

0

1

0

0

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100%

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI HỌC KÌ I

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết:

- Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

5TN

3TN

1TL

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Thông hiểu:

- Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức.

Vận dụng:

- Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao:

- Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

1TL*

Tổng số câu

5TN

3TN

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ……………………..

ĐỀ SỐ 7

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Năm học: 2022 – 2023

Môn: Ngữ văn – Lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

HẠT GIỐNG

Hạt giống chơi ú tim,

Dấu mình sâu dưới đất,

Co người, run, nhắm mắt

Hồi hộp như trái tim.

Dưới đất đen, tối đen

Hạt giống, ôi, rất sợ,

Không cựa mình, nín thở,

Sợ chim thấy moi lên.

Nhưng giọt sương long lanh

Và mặt trời vẫy gọi

Hạt giống không cưỡng nổi

Nhú lên hai mầm xanh.

(Grabiela Mistral, Thái Bá Tân dịch)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ tự do

B. Thơ lục bát

C. Thơ bốn chữ

D. Thơ năm chữ

Câu 2: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ là gì?

A. Tự sự, miêu tả

B. Biểu cảm, miêu tả

C. Nghị luận, tự sự

D. Miêu tả, thuyết minh

Câu 3: Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu là gì?

A. Nhịp 2/2/1 và 2/3

B. Nhịp 3/2 và 1/4

C. Nhịp 2/3 và 3/2

D. Nhịp 3/2 và 1/1/3

Câu 4: Hai câu thơ nào có sử dụng yếu tố miêu tả trong bài thơ?

A. Hạt giống chơi ú tim/ Hồi hộp như trái tim

B. Dưới đất đen, tối đen/ Nhưng giọt sương long lanh

C. Nhưng giọt sương long lanh/ Hạt giống không cưỡng nổi

D. Dấu mình sâu dưới đất/ Không cựa mình, nín thở

Câu 5: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. hồi hộp, long lanh

B. nín thở, long lanh

C. hồi hộp, mầm xanh

D. nhắm mắt, đất đen

Câu 6: Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Nói quá

Câu 7: Điều gì đã giúp hạt giống vượt qua nỗi sợ hãi để nảy mầm?

A. Đất và những chú chim

B. Giọt sương và các hạt giống khác

C. Giọt sương và ánh nắng mặt trời

D. Ánh nắng mặt trời và các hạt giống khác

Câu 8: Phó từ trong dòng thơ “Hạt giống không cưỡng nổi/ Nhú lên hai mầm xanh.” là từ ngữ nào?

A. Không

B. Nổi

C. Nhú

D. Lên

Câu 9: Trong bài thơ, em thích khổ thơ nào nhất? Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày những điều em yêu thích trong khổ thơ đó.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi trong văn bản “Đi lấy mật” trích “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

Câu 1

D. Thơ năm chữ

0,5 điểm

Câu 2

B. Biểu cảm, miêu tả

0,5 điểm

Câu 3

C. Nhịp 2/3 và 3/2

0,5 điểm

Câu 4

B. Dưới đất đen, tối đen/ Nhưng giọt sương long lanh

0,5 điểm

Câu 5

A. hồi hộp, long lanh

0,5 điểm

Câu 6

B. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 7

C. Giọt sương và ánh nắng mặt trời

0,5 điểm

Câu 8

A. Không

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu cảm nhận của em về khổ thơ yêu thích nhất.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng)

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Ví dụ:

Nhưng giọt sương long lanh

Và mặt trời vẫy gọi

Hạt giống không cưỡng nổi

Nhú lên hai mầm xanh

=> Ta thấy, khi có niềm tin hoặc sự động viên sẽ vượt qua nỗi sợ hãi. Cũng giống như mầm non này, khi không cố gắng ngoi mình lên mặt đất thì chẳng bao giờ trở thành mầm xanh được,…

2 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)
CâuĐáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm nhân vật tía nuôi trong văn bản “Đi lấy mật” trích “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.

- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Nêu đặc điểm của nhân vật tía nuôi:

+ Hình dáng

+ Lời nói, cử chỉ, hành động

+ Cách tía đối xử với hai đứa An và Cò

+ Sự quan tâm của tía với cậu bé An

+ Cách tía nuôi truyền dạy những kinh nghiệm đi rừng cho An

- Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

- Khái quát và đánh giá về nhân vật.

- Cảm nhận về nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc.

Danh mục: Đề thi