Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kị không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nghĩ sao mình như này như này, mà không có được những thứ như kia. Sao cô này anh nọ có cái đó, mà mình hổng có cái đó v.v.... Và rồi kết quả thì sao? Giữa tình bạn luôn có một bức tường, giữa lòng người luôn có những vết thương, và chẳng làm bạn được bao lâu mọi thứ cũng lên đường. Tôi chợt nhớ hình ảnh ngày xưa chúng ta đi học, đôi lúc bạn bè cứ kèn cựa nhau vì một hai con điểm. Có khi đứa này cao điểm hơn, đứa kia vì thế mà buồn khổ suốt tuần. Rồi cứ thế lao vào học, lao vào thi. Sự đố kị, ghẹn tị ở mức độ nhẹ nhành như vậy thì rất có ích bởi nó là động lực cho mình phát triển. Nhưng ngày xưa khi mọi chuyện xảy ra xong xuôi thì bạn bè vẫn giúp đỡ nhau, vẫn xuống nước để giữ gìn tình cảm của nhau. Còn lớn lên thì khác, trong công ty mà bạn bị ghét, bị đố kị, có khi sẽ bị hại cho đến văng mất xác ra khỏi công ty vẫn còn ngơ ngác không hiểu sao mình bị vậy. Sự đố kị khi vượt qua ngưỡng “động lực”, nó sẽ đi đến một ngưỡng khác là “ích kỉ”. Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận. (Trích Lòng đố kị, Theo Mỉm cười cho qua, Iris Cao – Hamlet Trương, NXB trẻ 2015, tr.174-175) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Theo người viết, lòng đố kị có ích khi nào? Câu 3. (1,0 điểm) Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Hãy loại bỏ lòng đố kị theo cách riêng của anh (chị).

2 câu trả lời

Câu 1 : 

- PTBĐ là nghị luận

Câu 2 : Theo người viết, lòng đố kị có ích khi :

- Sự đố kị, ghẹn tị ở mức độ nhẹ nhành như vậy thì rất có ích bởi nó là động lực cho mình phát triển

_  Khi mọi chuyện xảy ra xong xuôi thì bạn bè vẫn giúp đỡ nhau, vẫn xuống nước để giữ gìn tình cảm của nhau.

Câu 3 : 

- Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện ở chỗ ngoài việc nêu ra mặt hại nó còn nêu ra mặt lợi ích , đi theo trình tự thời gian .

Câu 4 :

* Để loại bỏ lòng lòng đố kỵ , ta cần :

_ Coi những thành tích của người khác làm động lực để mình cố gắng

_ Thậm chí coi thành tích của họ là tấm gương cho mình noi theo

_ Suy nghĩ tích cực về việc người khác vượt trội thành tích của mình 

@maitran202

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Theo người viết, lòng đố kị có ích khi ở mức độ nhẹ nhàng (bạn bè kèn cựa nhau vì một hai con điểm rồi lao vào học, vào thi) bởi nó là động lực cho mình phát triển.

3. Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện:

- Kết cấu văn bản rất chặt chẽ, logic.

- Dẫn chứng minh họa cho văn bản rất phong phú: Có chuyện xưa – chuyện nay, chuyện người – chuyện mình.

4.

 - Nhận thức mỗi người luôn có thế mạnh, ưu điểm riêng, có thể được phát huy.

- Luôn giữ tinh thần, thái độ học hỏi, cầu thị để không thấy mình kém cỏi trước người khác và cảm thấy ghen ghét với người hơn mình.

- Chủ động tìm hiểu để thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ....

Câu hỏi trong lớp Xem thêm