Anh hát em nghe khúc hát đồng quê Cho lắng lại vui buồn muôn thuở Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ, Người không thương nhau có rất ít ở trên đời! Anh hát em nghe về những con người Sống với đất chết lẫn vào cùng đất Chỉ để lại nụ cười chân thật Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong các dòng thơ: Chỉ để lại nụ cười chân thật Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên. Câu 3. Anh/Chị hiểu nội dung các dong thơ sau như thế nào ? Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc... Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng, Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!?

2 câu trả lời

Câu 1 : Phong cách ngôn ngữ ngữ : Nghệ thuật

Câu  2:

-Tu từ : so sánh 

Chỉ để lại nụ cười chân thật

Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.

=> Tác dụng : Làm nổi bật cái tình cảm yêu đồng quê , cho người đọc, nghe hiểu được về tình yêu đồng quê.

Câu 3 : Em hiểu : những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Không lên ăn mà không nghĩ tới công lao của người thức khuya dậy sớm, vất vả bao ngày để làm ra hạt gạo

Câu 4 : Em không đồng ý vì trên đời nay, có những thứ mà ta chưa biết, những thứ mà ta chưa tìm hiểu hết. Có thể khi ta nhìn qua vẻ ngoài mà đã đánh giá bên trong họ là sai. Nhỡ đâu một ngày họ mới thể hiện ra tình cảm thực sự của họ thì sao ? 

Ý kiến riêng ạ

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2:

- Biện pháp tu từ: so sánh

Chỉ để lại nụ cười chân thật - Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên ( như: từ so sánh ngang bằng )

- Tác dụng: giúp cho hình ảnh nụ cười thêm sinh động, chân thật và gần gũi hơn''

Câu 3:

- Nội dung các dòng thơ sau là: nói về lời khuyên là nhớ ơn người tạo ra hạt gạo cho ta

Câu 4:

- Em hoàn toàn đồng tình

Câu hỏi trong lớp Xem thêm