• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
124 lượt xem

Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống- đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng. Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi nó là "Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc nhưng cũng còn có rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, mà đừng sợ thất bại. Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự. (Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2015, tr.64) Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: "Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy." Câu 2 thông điêp mà đoạn trích muốn gửi gắn đến chúng ta là gì? Vì sao? Câu 3: Hãy viết mợt đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Nếu phía trước là một con đường? XIN CHÂN TRỌNG CẢM ƠN!!!!!!!!!!!!

2 đáp án
89 lượt xem
1 đáp án
35 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem

[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ. CÂU HỎI CÂU 2 TỪ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐOẠN TRÍCH HAYC VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ VỚI CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ CỦA LỜI XIN LỖI ĐÚNG CÁCH

2 đáp án
20 lượt xem

[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ. CÂU HỎI THEO ANH CHỊ ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG MỘT LỜI XIN LỖI? VÌ SAO? CÂU 2 TỪ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐOẠN TRÍCH HAYC VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ VỚI CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ CỦA LỜI XIN LỖI ĐÚNG CÁCH

2 đáp án
29 lượt xem

I. Đọc hiểu Điều làm tôi trăn trở nhất đó là những “đề cao” sai trong thế giới ảo và đôi khi những giá trị sống trong thế giới thật hầu như bị lãng quên. Điển hình là những clip giải trí hoàn toàn không có giá trị nghệ thuật theo đúng với định nghĩa truyền thống nhưng vẫn gây chú ý và được “đề cao” bằng nút “like”. Nếu nút “like” càng được click (nhấp chuột) hay chọt (màn hình cảm ứng) càng nhiều thì càng được “đề cao”. Và có khi nó còn được “đề cao” lan sang trong thế giới thật. Hơn nữa, những clip quay lại các tai nạn giao thông, những trận cãi vã hò hét, những cuộc đánh ghen, những cảnh đàn ông hành hung đàn bà cũng không kém phần được “đề cao” bằng những cái “like” Thế giới ảo của riêng tôi vẫn là trí tưởng tượng nằm sâu thẳm trong miền ký ức, còn thế giới ảo trên mạng đối với tôi là thế giới ảo công nghệ hay chỉ là thế giới phẳng. Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật! Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. Tìm những câu văn thể hiện trăn trở của tác giả về vấn đề được nêu trong văn bản. Câu 3. Theo anh chị vì sao những clip quay tai nạn giao thông, những trận cãi vã, hành hung, những cuộc đánh ghen lại được đề cao bằng những cái "like"? Câu 4. Anh chị rút được bài học gì qua ý kiến Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật ! II. Làm văn Câu 1. Tư vấn đề được nêu trong văn bản về tác hại của thế giới ảo, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200) chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt giá trị thật - ảo trong không gian mạng

1 đáp án
42 lượt xem

I. Đọc hiểu Điều làm tôi trăn trở nhất đó là những “đề cao” sai trong thế giới ảo và đôi khi những giá trị sống trong thế giới thật hầu như bị lãng quên. Điển hình là những clip giải trí hoàn toàn không có giá trị nghệ thuật theo đúng với định nghĩa truyền thống nhưng vẫn gây chú ý và được “đề cao” bằng nút “like”. Nếu nút “like” càng được click (nhấp chuột) hay chọt (màn hình cảm ứng) càng nhiều thì càng được “đề cao”. Và có khi nó còn được “đề cao” lan sang trong thế giới thật. Hơn nữa, những clip quay lại các tai nạn giao thông, những trận cãi vã hò hét, những cuộc đánh ghen, những cảnh đàn ông hành hung đàn bà cũng không kém phần được “đề cao” bằng những cái “like” Thế giới ảo của riêng tôi vẫn là trí tưởng tượng nằm sâu thẳm trong miền ký ức, còn thế giới ảo trên mạng đối với tôi là thế giới ảo công nghệ hay chỉ là thế giới phẳng. Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật! Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. Tìm những câu văn thể hiện trăn trở của tác giả về vấn đề được nêu trong văn bản. Câu 3. Theo anh chị vì sao những clip quay tai nạn giao thông, những trận cãi vã, hành hung, những cuộc đánh ghen lại được đề cao bằng những cái "like"? Câu 4. Anh chị rút được bài học gì qua ý kiến Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật ! II. Làm văn Câu 1. Tư vấn đề được nêu trong văn bản về tác hại của thế giới ảo, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200) chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt giá trị thật - ảo trong không gian mạng

2 đáp án
100 lượt xem

mấy bạn giải đọc hiểu giúp mình với ạ I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người. Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại. Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát. (Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “sống dấn thân” là sống như thế nào? Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

2 đáp án
123 lượt xem

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu: Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kị không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nghĩ sao mình như này như này, mà không có được những thứ như kia. Sao cô này anh nọ có cái đó, mà mình hổng có cái đó v.v.... Và rồi kết quả thì sao? Giữa tình bạn luôn có một bức tường, giữa lòng người luôn có những vết thương, và chẳng làm bạn được bao lâu mọi thứ cũng lên đường. Tôi chợt nhớ hình ảnh ngày xưa chúng ta đi học, đôi lúc bạn bè cứ kèn cựa nhau vì một hai con điểm. Có khi đứa này cao điểm hơn, đứa kia vì thế mà buồn khổ suốt tuần. Rồi cứ thế lao vào học, lao vào thi. Sự đố kị, ghẹn tị ở mức độ nhẹ nhành như vậy thì rất có ích bởi nó là động lực cho mình phát triển. Nhưng ngày xưa khi mọi chuyện xảy ra xong xuôi thì bạn bè vẫn giúp đỡ nhau, vẫn xuống nước để giữ gìn tình cảm của nhau. Còn lớn lên thì khác, trong công ty mà bạn bị ghét, bị đố kị, có khi sẽ bị hại cho đến văng mất xác ra khỏi công ty vẫn còn ngơ ngác không hiểu sao mình bị vậy. Sự đố kị khi vượt qua ngưỡng “động lực”, nó sẽ đi đến một ngưỡng khác là “ích kỉ”. Kể từ khi ích kỉ, chúng ta sẽ đánh mất chính mình và sa đà vào sân hận. (Trích Lòng đố kị, Theo Mỉm cười cho qua, Iris Cao – Hamlet Trương, NXB trẻ 2015, tr.174-175) Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. (0,5 điểm) Theo người viết, lòng đố kị có ích khi nào? Câu 3. (1,0 điểm) Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện như thế nào? Câu 4. (1,0 điểm) Hãy loại bỏ lòng đố kị theo cách riêng của anh (chị).

2 đáp án
75 lượt xem