Cảm nhận chất hùng ca và tình ca qua 8 câu thơ đầu trong Việt Bắc , ai giúp em vs ạ

2 câu trả lời

Cảm nhận về 8 câu đầu của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đó là những nỗi niềm của tác giả là những nhân vật trữ tình nên ông luôn làm cho bài thơ của mình xoay theo hướng gọi mời, đối thoại đầy ý nghĩa. Xây dựng một cách có ý nghĩa, chí hướng và chung một phía.

    Mở đầu bài thơ là một lời đối đáp đầy ý nghĩa, thân mật của người Việt được sử dụng nhiều và uyển chuyễn trong đời sống hằng ngày:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

    Mở ra một thời kỳ khó khăn vất vả nhưng những người chiến sĩ của chúng ta vẫn xây dựng cho mình một chí hướng, một ý tưởng và cùng một mục đích. Đó chính là nét đẹp trong những người chiến sĩ dưới ngòi bút của Tố Hữu.

    Tiếp theo 4 câu thơ sau là lời đối đáp của các chiến sĩ như một đôi tình nhân. Được ví bằng các cặp từ xưng hô mình ta đó là cách hoán đổi cho nhau và cặp từ đó ta mình đều là một nhưng được tác giả nhấn mạnh và tạo thành những cặp từ đối đáp vô cùng ý nghĩa và mang đậm tình cảm và gắn bó hơn.

    Dường như ở 8 câu thơ này, mang đậm những tình cảm bâng khuâng, bịn rịn của chính tác giả. Cộng với những từ ngữ ý nghĩa linh hoạt làm gắn bó thêm thú vị hơn giữa người ở và người đi.

    Với tác giả các chiến sĩ được khắc họa rất rõ nét, mang đậm những nét gì đó rất riêng. Làm cho người đọc phải cảm động, chìm vào một tình cảm vô cũng sâu lắng mà ngưỡng mộ trước những ngày tháng vất vả trong kháng chiến. Đó là những hình ảnh, những tình cảm vô cùng đẹp và mang đậm tình yêu đối với quê hương đất nước.




A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Tố Hữu

+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

+ Phong cách sáng tác: khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn

- Giới thiệu tác phẩm: Việt Bắc

+ Bài thơ được viết vào tháng mười năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc – thủ đô gió ngàn của dân tộc trở về Hà Nội. Tác phẩm được xem là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.

- Giới thiệu khái quát chất hùng ca và tình ca qua 8 câu thơ đầu.

B. Thân bài

1. Lí luận về thơ

- Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết…thì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu.

- Vì thế Lê Qúy Đôn nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”.

2. Bản hùng ca

- Mở đầu là bốn câu thơ ngọt ngào, tha thiết và cũng chính là những lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tác giả đã sử dụng câu hỏi tu từ kết hợp với hình thức đối đáp giao duyên đã tạo nên giọng điệu tâm tình, ngọt ngào.

+ Từ câu hỏi ấy, người dân Việt Bắc đã nhắc đến kỉ niệm thời gian 15 năm kháng chiến. Đây là khoảng thời gian gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc. Khoảng thời gian này đã in dấu bao nhiêu kỉ niệm, bao tình cảm sâu đậm không thể nào quên của người dân Việt Bắc đối với Đảng và cách mạng.

=> Cho nên khi nhắc đến khoảng thời gian ấy, bao nhiêu tình cảm như ùa về trong tâm trí của những người cách mạng. Thời gian 15 năm đã trở thành những ngày tháng không thể nào quên, vừa gần gũi, xúc động vừa rất thiêng liêng đối với người cách mạng. Nhắc lại 15 năm thời gian kháng chiến vì dân, Việt Bắc đã khẳng định tình cảm gắn bó sâu sắc, bền chặt đối với cuộc kháng chiến dân tộc, cũng như tình cảm đối với Đảng, cách mạng.

- Tố Hữu còn sử dụng liên tiếp trong câu thơ những tính từ chỉ tâm trạng, tình cảm “thiết tha, mặn nồng” để ca ngợi những tình cảm sâu sắc, gắn bó nghĩa tình của người dân Việt Bắc đối với Đảng và cách mạng. Những tình cảm này người ta chỉ có thể cảm nhận được mà không thể diễn tả được cụ thể bằng lời. Những tình cảm ấy bao giờ cũng sâu sắc, xúc động nhất.  

3. Bản tình ca

- Ca ngợi người dân Việt Bắc

- Tình yêu thương của người lính dành cho nhân dân Việt Bắc

+ Tố Hữu đã sử dụng cặp đại từ “mình – ta” để ca ngợi tình cảm rất chân thành mà sâu nặng, tha thiết. Đây là cặp đại từ rất quen thuộc trong ca dao dùng để chỉ mối quan hệ vợ chồng hay tình yêu lứa đôi:

“Mình về ta chẳng cho về

Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”

hay:

“Mình về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

Với việc vận dụng cặp đại từ nhân xưng rất quen thuộc trong ca dao đã tạo nên một giọng thơ rất lãng mạn, trữ tình, ngọt ngào. Nhờ thế mà tình cảm kháng chiến vừa có cái ngọt ngào trữ tình vừa có cái mặn nồng, đằm thắm, tha thiết của câu chuyện tình yêu. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho mỗi chúng ta khi đọc về câu chuyện chính trị, câu chuyện kháng chiến trong thơ của Tố Hữu mà không hề cảm thấy khô khan, giáo điều mà luôn thấy trong nó có một sức truyền cảm và lay động bản thân ta một cách lạ kì.

-  “Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

+ Để đáp lại những tình cảm của người dân Việt Bắc, những người cán bộ cách mạng đã khẳng định những tình cảm thủy chung, gắn bó sâu nặng đối với mảnh đất và con người Việt Bắc.

+ Tình cảm đối với người dân Việt Bắc gắn liền với nỗi nhớ, tiếng nói tha thiết của người dân Việt Bắc. Bởi tiếng nói là tượng trưng cho bản sắc văn hóa gắn liền với người dân Việt Bắc. Tiếng nói còn là tượng trưng cho đời sống tâm hồn tình cảm của người dân Việt Bắc. Cho nên tiếng nói tha thiết của người Việt Bắc luôn in đậm trong tâm trí người cán bộ cách mạng.

+ Tố Hữu đã sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” vừa xác định vừa không xác định. “Ai” có thể là một người, có thể là mọi người. Vì thế câu thơ của Tố Hữu đã chạm tới được tất cả tình cảm của những người dân Việt Bắc lúc chia tay. Đó chính là sự tinh tế, sâu sắc trong thơ Tố Hữu.

+ Hơn thế nữa, nhà thơ còn sử dụng liên tiếp các từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” để diễn tả về cung bậc tình cảm của những người cán bộ Việt Bắc với người dân Việt Bắc.

+ Từ láy “bâng khuâng” diễn tả tâm trạng lưu luyến, có chút buồn, hụt hẫng, trống trải của người cách mạng. Từ láy “bồn chồn” vừa diễn tả được những cung bậc tình cảm xúc động bịn rịn, vừa diễn tả được hành động thấp thỏm, đứng ngồi không yên của người cán bộ cách mạng. Dường như người cán bộ cách mạng chân bước ra đi mà lòng thì vẫn muốn còn ở lại. Phải những ai đã từng sống trong cuộc chia tay mới có thể thấu hiểu, cảm nhận được hết những cung bậc tình cảm của người cán bộ cách mạng khi phải rời xa Việt Bắc.

=> Câu thơ mang ý nghĩa rất tiêu biểu cho tình cảm của con người lúc chia tay.

- “Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

+ Cặp thơ lục bát được tác giả góp thêm một chút nhịp điệu, như một đảo phách trong âm nhạc. Màu “áo chàm” đặc trưng của những con người chân chất miền núi Tây Bắc. Hình ảnh đấy thật đơn sơ, mộc mạc của chốn quê nghèo, nghèo vật chất những luôn giàu tình cảm.

+ Tình cảm bịn rịn ấy còn được thể hiện qua hình ảnh “cầm tay”. Đôi bàn tay của những con người cầm súng ấm ấp, nâng niu đôi tay của những người lao động. Những đôi tay vất vả, sờn lên vì những khó khăn khác nhau, nhưng giờ phút ấy, đôi ta đều chung một nỗi tâm tình.

+ Hình ảnh giàu tính gợi hình, gợi cảm xúc, chẳng cần phải giãi bày nhiều vì có quá nhiều điều muốn nói, nhưng lại chẳng biết bắt đầu từ đâu. Nỗi lòng ấy, xin người để “ta” chôn chặt trong tim nhưng tình cảm sẽ sống mãi trong khoảnh khắc “cầm tay” ấy. Nhịp thơ 3/3/2 diễn tả thần tình một thoáng ngập ngừng của nỗi lòng bâng khuâng bịn rịn lúc chia tay.

=> Tám câu thơ mở đầu của bài Việt Bắc đã vẽ nên những cung bậc cảm xúc hết sức đa dạng, sâu lắng của người đi kẻ ở. Nhịp thơ nhẹ nhàng, du dương để diễn tả một cách trọn vẹn, khéo léo những tình cảm chân thành ấy đã cho thấy tài năng nổi bật của Tố Hữu trong số những thi sỹ tài hoa của Việt Nam.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm

Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước, từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm