[...] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽ là những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ. Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc ba mẹ còn sống. Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng... na ná nhau, kiểu như: “Con biết ba mẹ rất cực khổ vì con... Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều. Con xin lỗi ba mẹ”. Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, và những áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay có chương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra. Mà khổ cái, bản thân những lời xin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngay cả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vài ngày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịch đi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm..., những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm được vứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảy may gợn sóng. Cho đến khi... lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp. Điều đó, đáng buồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ. CÂU HỎI CÂU 2 TỪ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐOẠN TRÍCH HAYC VIẾT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ VỚI CHỦ ĐỀ: GIÁ TRỊ CỦA LỜI XIN LỖI ĐÚNG CÁCH

2 câu trả lời

Câu 2 : Trong cuộc sống, xin lỗi là một lời nói mà ít người có thể nói được. Thật vậy, xin lỗi rất có giá trị nhưng mấy ai hiểu nó là gì ? Xin lỗi là từ dùng để mở đầu lời nói một cách lịch sự khi có việc phải làm phiền tới người khác. Lời xin lỗi là cả tấm lòng khi họ nói lên . Nhưng họ không coi ra gì rồi còn cho đi làm ngơ. Xin lỗi một cách một cách trân thành . Không phải nay xin lỗi rồi mai cho đi làm ngơ không quan tâm gì đến cả. Như vậy xin lỗi chả có ý nghĩa gì ! Xin lỗi một cách trung thành. phải thể hiện rõ sự tôn trọng của mình để giúp mọi người hiểu ra rằng 'à bạn này đã hiểu ra lỗi lầm của mình rồi xứng đáng để được tha thứ , sửa chữa nỗi lầm" Vì vậy, hãy sống sao cho xứng đáng. Đừng để khi mắc saii lầm rồi cho qua như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy đáng phê phán, trách mắng . Một lời xin lỗi không phải một trò đùa hay trò chơi mà nó là một lời nói đáng để được thực hiện một cách đúng đắn nhất có thể. Nếu ta tôn cố tình làm sai hay mặc kệ thì sẽ không tốt. Và cũng sẽ không được mọi người tôn trọng, yêu quý đâu.

Câu 2 : 

Lời xin lỗi là cái cúi đầu, cái khoanh tay lễ phép và lời chân thành. Lời xin lỗi là một cách thức để con người nhận lỗi sai của mình. Tuy nhiên không phải lời xin lỗi nào cũng nhận được sự tha thứ bởi lẽ có lời xin lỗi đúng cách và có lời xin lỗi sai cách. Đó là sự nhận lỗi của người làm sai một cách đúng nghĩa. Nhưng trong cuộc sống này đã mấy ai làm được điều đó. Lời xin lỗi khi mình làm sai không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Lời xin lỗi là thể hiện sự tôn trọng và khiến người nghe cảm thấy hài lòng, vui vẻ, chấp nhận, bỏ qua, làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Còn người xin lỗi thì cảm thấy nhẹ lòng và trên hết là ý thức được trách nhiệm của mình trước hành động sai trái. Chính vì vậy, chúng ta phải xin lỗi, biết nhận lỗi khi làm sai. Nhận lỗi là một chuyện nhưng chúng ta phải biết khắc phục lỗi sai ấy chứ không phải lần sau lại tái phạm. Thật vậy, chúng ta phải biết nhận lỗi khi mắc sai lầm và phải biết sửa sai, đừng bao giờ tái phạm.

HỌC TỐT NHA !

#NOCOPY

#Sâu

Câu hỏi trong lớp Xem thêm