I. Đọc hiểu Điều làm tôi trăn trở nhất đó là những “đề cao” sai trong thế giới ảo và đôi khi những giá trị sống trong thế giới thật hầu như bị lãng quên. Điển hình là những clip giải trí hoàn toàn không có giá trị nghệ thuật theo đúng với định nghĩa truyền thống nhưng vẫn gây chú ý và được “đề cao” bằng nút “like”. Nếu nút “like” càng được click (nhấp chuột) hay chọt (màn hình cảm ứng) càng nhiều thì càng được “đề cao”. Và có khi nó còn được “đề cao” lan sang trong thế giới thật. Hơn nữa, những clip quay lại các tai nạn giao thông, những trận cãi vã hò hét, những cuộc đánh ghen, những cảnh đàn ông hành hung đàn bà cũng không kém phần được “đề cao” bằng những cái “like” Thế giới ảo của riêng tôi vẫn là trí tưởng tượng nằm sâu thẳm trong miền ký ức, còn thế giới ảo trên mạng đối với tôi là thế giới ảo công nghệ hay chỉ là thế giới phẳng. Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật! Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2. Tìm những câu văn thể hiện trăn trở của tác giả về vấn đề được nêu trong văn bản. Câu 3. Theo anh chị vì sao những clip quay tai nạn giao thông, những trận cãi vã, hành hung, những cuộc đánh ghen lại được đề cao bằng những cái "like"? Câu 4. Anh chị rút được bài học gì qua ý kiến Tôi sử dụng thế giới phẳng nhưng không sống trong thế giới phẳng vì nó không thể thay thế được thế giới thật ! II. Làm văn Câu 1. Tư vấn đề được nêu trong văn bản về tác hại của thế giới ảo, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200) chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc phân biệt giá trị thật - ảo trong không gian mạng

1 câu trả lời

3

Điều làm tôi trăn trở nhất đó là những “đề cao” sai trong thế giới ảo và đôi khi những giá trị sống trong thế giới thật hầu như bị lãng quên. Điển hình là những clip giải trí hoàn toàn không có giá trị nghệ thuật theo đúng với định nghĩa truyền thống nhưng vẫn gây chú ý và được “đề cao” bằng nút “like”. Nếu nút “like” càng được click (nhấp chuột) hay chọt (màn hình cảm ứng) càng nhiều thì càng được “đề cao”. Và có khi nó còn được “đề cao” lan sang trong thế giới thật.

Hơn nữa, những clip quay lại các tai nạn giao thông, những trận cãi vã hò hét, những cuộc đánh ghen, những cảnh đàn ông hành hung đàn bà cũng không kém phần được “đề cao” bằng những cái “like”. Có những độc giả bình luận (comment): “Tại sao người quay clip không can ngăn việc đánh nhau, hay giúp những người bị nạn mà đứng đó quay clip?”.

Tôi tự trả lời cho chính mình rằng “Có lẽ hành động giúp người bị nạn trong thế giới thật sẽ không còn ai nhớ tới và sẽ đi vào dĩ vãng. Trong khi đó nếu anh ta/chị ta quay lại hiện trường và tung lên mạng thì vẫn còn đó những cái “like” và càng ngày càng tích lũy thêm “like”. Và nếu khi anh ta/chị ta muốn “gọi về” ký ức thì chỉ cần một cái click (chuột) hay một cái chọt (màn hình cảm ứng) tức thời mọi thứ sẽ hiện ra rõ mồm một”.

Mới đây nhất là vụ một thanh niên trộm xe bị người ta lột truồng, đánh hội đồng và dùng điện thoại ghi lại hình ảnh và tung lên mạng. Tôi tự hỏi mục đích của việc tung tấm ảnh này lên mạng để làm gì? Nếu để mọi người nhận dạng mà đề phòng thì chỉ cần tấm hình chụp gương mặt của anh ta. Một gương mặt lành lặn thì may ra mọi người mới nhận dạng được. Còn tung một tấm ảnh anh ta bị đánh bê bết máu và còn bị lột truồng thì quả thật là trông quá tội nghiệp.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm