Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây ....................... Vui lên Việt bắc đèo De, núi Hồng Ae giúp với
1 câu trả lời
Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết…thì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu. Vì thế Lê Qúy Đôn nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”. Có thể nói, bài thơ “Việt Bắc” cũng như hai đoạn thơ trên đã thể hiện rõ nét điều đó. “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm phản ánh cụ thể phong cách thơ của Tố Hữu, đó là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn, giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết, tính dân tộc đậm đà. Bài thơ được viết vào tháng mười năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc – thủ đô gió ngàn của dân tộc trở về Hà Nội. Tác phẩm được xem là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
Bốn câu thơ đầu là bức tranh rộng lớn hào hùng của những ngày kháng chiến. Trước hết ở câu thơ thứ nhất, Tố Hữu tái hiện một cách cụ thể hoàn cảnh căng thẳng đầy khó khăn “Nhớ khi giặc đến giặc lùng”. Cảm xúc bao trùm của đoạn thơ là nỗi nhớ. Nhưng khác với đoạn trước, nỗi nhớ trong đoạn thơ này như mang cả âm điệu sục sôi của ngày kháng chiến. Đó là nhớ khi “giặc đến giặc lùng”. Ý thơ như đã mở ra một không khí đầy cam go, căng thẳng, khi giặc tìm mọi cách để truy sát, để hòng dập tắt phong trào cách mạng, phong trào kháng chiến của đồng bào Việt Bắc.