• Lớp 11
  • Môn Học
  • Mới nhất

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trong chuyến du lịch tới quốc đảo Indonesia, chiếc du thuyền của một nhóm hành khách nước ngoài không may đâm phải một tảng đá ngầm, toàn bộ thuyền viên và hành khách trên tàu đều gặp nạn, duy chỉ có một người may mắn sống sót và biển cả đã đẩy anh ta trôi dạt đến một hoang đảo nhỏ. Mệt mỏi và kiệt sức, nhưng anh ta vẫn cố gắng gom những mảnh gỗ trôi dạt và dựng cho mình một túp lều nhỏ. Ngày ngày, anh ta vào rừng kiếm chút trái cây có thể ăn được, thời gian còn lại, anh ta ngồi thẫn thờ nhìn về phía chân trời cầu mong được cứu thoát nhưng dường như vô ích. Thế rồi một ngày, như thường lệ, anh ta rời đi kiếm thức ăn trong khi bếp lửa trong lều vẫn chưa lụi hẳn. Khi anh trở về thì túp lều đã ngập lửa, khói cuộn bốc lên trời cao. Điều tồi tệ nhất đã xảy đến: mọi thứ đều bị thiêu cháy thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “Sao mọi việc thế này lại xảy đến với tôi hả trời?” Thế nhưng rạng sáng hôm sau, anh ta bị đánh thức bởi tiếng còi của một chiếc tàu đang tiến đến gần đảo. Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh biết được tôi ở đây?” – anh ta mừng rỡ hỏi. Những người đàn ông nọ trả lời: “chúng tôi thấy tín hiệu khói của anh”. (Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống – NXB Phương Đông, năm 2016) Câu 1. Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 3. Những tai họa, thử thách nào liên tiếp xảy đến đối với người đàn ông trong câu chuyện? Câu 4. Chi tiết chiếc lều cháy tạo tín hiệu khói giúp một chiếc tàu khác nhận biết để đến giải cứu người đàn ông mang đến ý nghĩa gì? Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ về bài học rút ra từ văn bản

1 đáp án
27 lượt xem
1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Khác với những căn bệnh ung thư thông thường, là sự sai hỏng của AND, dẫn đến đột biến gene, làm thay đổi sự sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào thì “ung thư đạo đức” lại do những tế bào xấu được “nuôi dưỡng” trong tâm lý, suy nghĩ, nhận thức dẫn đến những hành động sai trái. Các tế bào đạo đức xấu sẽ lan rộng và lấn át sự phát triển của các tế bào tốt. Các “tế bào” đạo đức xấu thường do yếu tố khách quan ảnh hưởng tới người bệnh và do “sức đề kháng” kém nên người bệnh rất dễ bị lây nhiễm từ môi trường “ô nhiễm” bên ngoài. Tổn thương tâm lý ở mức độ nặng cũng khiến con người có những suy nghĩ tiêu cực, khiến mầm mống “ung thư” nảy nở và tích tụ dần trong cơ thể, hay nói cách khác là trong não bộ, quyết định trực tiếp tới hành động của người bệnh. … “Ung thư đạo đức” là căn bệnh không phân biệt giới tính, tuổi tác, màu da,… Nếu một người có những biểu hiện, hành vi và thái độ mang tính chất bạo lực, vi phạm pháp luật (ở mức độ nghiêm trọng), ảnh hưởng xấu tới tính mạng và danh dự của người khác… là biểu hiện của mầm mống bệnh đã, đang và sẽ phát triển. Tùy mức độ nghiêm trọng biểu hiện ra bên ngoài sẽ gây ra hậu quả tương đương với người bệnh và xã hội như: Gây thiệt hại về người và tài sản; ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng đến lợi ích địa phương, quốc gia và thậm chí có thể là hòa bình thế giới. Nếu bệnh được phát hiện sớm, tức là người bệnh chỉ gây những ảnh hưởng không quá nghiêm trọng tới người khác và xã hội thì các trung tâm phục hồi nhân phẩm là “bệnh viện” tốt nhất dành cho họ. Còn ở mức độ nghiêm trọng hơn thì có thể “chữa trị” trong tù hoặc nặng nhất là “phương pháp tử hình”. Nói thế không có nghĩa là chỉ khi gây ra sự việc rồi thì mới bị coi đó là bệnh. Tất cả chúng ta, sống trong một xã hội phức tạp, đều có nguy cơ mắc bệnh và đôi khi trong cuộc sống, nó đã phát tác ra bên ngoài nhưng chúng ta không nhận ra hoặc nếu có biết thì cũng cho nó là chuyện nhỏ, không nhận thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng này. Vì vậy, trước những tác nhân có nguy cơ gây bệnh cho chính bản thân, chúng ta cần hết sức tỉnh táo để quyết định và không để nó có cơ hội xâm nhập vào ý thức của mình là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này. Hãy là bác sĩ cho chính mình bằng cách “kiểm tra định kỳ” những hành động của mình và tiếp thu những góp ý thẳng thắn mang tính xây dựng từ người khác, bởi có thể căn bệnh này tự bản thân người bệnh sẽ không đau đớn về thể xác nên rất khó phát hiện. Và quan trọng hơn cả: sống lành mạnh là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh. (Theo “Ung thư đạo đức” - Thảo Dân- báo Đời sống và pháp luật, số 15 năm 2017) Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì ?(0,5 điểm) Câu 2 . Theo tác giả bài viết, đâu là biểu hiện của mầm mống bệnh “ung thư đạo đức” đã, đang và sẽ phát triển ? (0,5 điểm). Câu 3. Vì sao căn bệnh “ung thư đạo đức” lại khó phát hiện hơn các căn bệnh ung thư thông thường ? (1,0 điểm). Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của lối sống lành mạnh.

1 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem
1 đáp án
16 lượt xem
1 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem
1 đáp án
19 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem
1 đáp án
17 lượt xem

NHỮNG VẾT ĐINH Một cậu bé nọ có tính rất xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu:"Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ". Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế dần cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào. Đến một ngày, cậu bé đã không nổi giận một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: "Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ cây đinh ra khỏi hàng rào". Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: "Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…" Câu 1. 0,5điểm. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. 0.5 điểm. Văn bản trên viết về nội dung gì? Câu 3. 1.0 điểm.Vì sao cậu bé ngày càng đóng ít đinh hơn? Câu 4. 1,0 điểm. Thông điệp sâu sắc nhất anh/ chị rút ra từ văn bản là gì? Vì sao?

1 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
24 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem